Đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng

Đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng

27/05/2015

Những năm gần đây, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng có những diễn biến phức tạp. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã khởi tố nhiều vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng như: Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm tham nhũng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh; vụ án Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên)…

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm thời gian qua cho thấy, tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng đã xảy ra với hầu hết các loại hành vi cấu thành các tội được quy định tại Mục A Chương XXIBộ luật Hình sự Việt Nam như: Tội tham ô tài sản (Điều 278); tội nhận hối lộ (Điều 279); tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 280); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281); tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 283); tội giả mạo trong công tác (Điều 284).

Trong công cuộc đấu tranh phòng chống với tội phạm nói chung và tội phạm ngân hàng nói riêng Bộ luật Hình sự có vai trò rất quan trọng, là công cụ pháp lý hữu hiệu. Do vậy, để đấu tranh phòng chống có hiệu quả với loại tội phạm này, Bộ luật Hình sự hiện hành cần tiếp tục được hoàn thiện theo hướng tăng nặng trách nhiệm hình sự, bổ sung hình phạt tịch thu tài sản. Đồng thời, các quy định về chứng cứ và chứng minh trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 cũng cần sửa đổi, bổ sung theo hướng thừa nhận những thông tin, tài liệu thu thập qua sử dụng công nghệ thông tin là nguồn chứng cứ.

Tác giả Phùng Thị Thu Hường có bài viết: “Đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng” đã được đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật với những nội dung chính sau: (1) Đặc trưng của tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng; (2) Nguyên nhân cơ bản của tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng; (3) Một số giải pháp nhằm đấu tranh phòng, chống hiệu quả tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Để biết thêm những nội dung mà tác giả đã trao đổi, mời độc giả đón đọc bài viết được đăng trên Số định kỳ 64 trang tháng 5/2015 của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật.

Vũ Hải Việt

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191