Bất kỳ người nào phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đều bị áp dụng biện pháp tạm giam

Bất kỳ người nào phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đều bị áp dụng biện pháp tạm giam

Bất kỳ người nào phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đều bị áp dụng biện pháp tạm giam
Bất kỳ người nào phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đều bị áp dụng biện pháp tạm giam

Khẳng định trên là sai. Vì dựa theo khoản 1 và 2 Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự :

“Điều 88. Tạm giam

1. Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;

b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

2. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp sau đây:

a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã;

b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử;

c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.”

Đối tượng bị bắt để tạm giam chỉ có thể là bị can hoặc bị cáo. Những người chưa bị khởi tố về hình sự hoặc người chưa bị Toà án quyết định đưa ra xét xử không phải là đối tượng bắt để tạm giam. Vì thế, người phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nếu chưa bị khởi tố hay xét xử thì không thể bị áp dụng biện pháp tạm giam.

Mặt khác, dựa vào khoản 2 Điều 88 trên, thì nếu bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà sẽ được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ những trường hợp được quy định tại mục a, b, c khoản 2 này. Vậy ta thấy không phải tất cả bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đều bị áp dụng biện pháp tạm giam.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191