Bình luận quy định pháp luật về Miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên và quy định về Trình báo cáo hằng năm theo Luật Doanh nghiệp 2014

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Cho em hỏi là Điều 169 và Điều 170 của Luật Doanh nghiệp 2014 bình luận như thế nào? Quy định hiện nay khác gì với quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 trước đó?

Cho em hỏi với, em đang nghiên cứu về Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014, thì không thể tìm ra điểm khác biệt, phát triển hơn của 2 Điều 169 và Điều 170, các anh các chị có thể giúp em được không ạ?


Bình luận quy định pháp luật về Miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên và quy định về Trình báo cáo hằng năm theo Luật Doanh nghiệp 2014
Bình luận quy định pháp luật về Miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên và quy định về Trình báo cáo hằng năm theo Luật Doanh nghiệp 2014

Luật sư Tư vấn Bình luận quy định pháp luật về Miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên và quy định về Trình báo cáo hằng năm theo Luật Doanh nghiệp 2014 – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 22 tháng 11 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật Doanh nghiệp 2014

3./ Luật sư trả lời

Quy định của pháp luật:

Luật doanh nghiệp năm 2014

“Điều 169. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Kiểm soát viên

1.Kiểm soát viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 164 của Luật này;

b) Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

c) Có đơn từ chức và được chấp thuận;

d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

2.Kiểm soát viên bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công;

b) Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên quy định của Luật này và Điều lệ công ty;

c) Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

Điều 170. Trình báo cáo hằng năm

1.Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản trị phải chuẩn bị các báo cáo và tài liệu sau đây:

a) Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty;

b) Báo cáo tài chính;

c) Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty.

2.Đối với công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán thì báo cáo tài chính hằng năm của công ty cổ phần phải được kiểm toán trước khi trình Đại hội đồng cổ đông xem xét, thông qua.

3.Các báo cáo và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải được gửi đến Ban kiểm soát để thẩm định chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

4.Báo cáo và tài liệu do Hội đồng quản trị chuẩn bị; báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát và báo cáo kiểm toán phải có ở trụ sở chính và chi nhánh của công ty chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn khác dài hơn.

Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục ít nhất 01 năm có quyền tự mình hoặc cùng với luật sư hoặc kế toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề trực tiếp xem xét các báo cáo quy định tại Điều này trong thời gian hợp lý.”

Luật Doanh nghiệp năm 2005

“Điều 127. Miễn nhiệm, bãi nhiệm Ban kiểm soát

1.Thành viên Ban kiểm soát bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm thành viên Ban kiểm soát theo quy định tại Điều 122 của Luật này;

b) Không thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

c) Có đơn xin từ chức;

d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

2.Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên Ban kiểm soát có thể bị miễn nhiệm bất cứ khi nào theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

3.Trường hợp Ban kiểm soát vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình có nguy cơ gây thiệt hại cho công ty thì Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông để xem xét và miễn nhiệm Ban kiểm soát đương nhiệm và bầu Ban kiểm soát mới thay thế.

Điều 128. Trình báo cáo hàng năm

1.Tại thời điểm kết thúc năm tài chính, Hội đồng quản trị phải chuẩn bị các báo cáo và tài liệu sau đây:

a) Báo cáo về tình hình kinh doanh của công ty;

b) Báo cáo tài chính;

c) Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty.

2.Đối với công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải kiểm toán thì báo cáo tài chính hàng năm của công ty cổ phần đã phải được kiểm toán trước khi trình Đại hội đồng cổ đông xem xét, thông qua.

3.Các báo cáo và tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này phải được gửi đến Ban kiểm soát để thẩm định chậm nhất ba mươi ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

4.Báo cáo và tài liệu do Hội đồng quản trị chuẩn bị; báo cáo thẩm định của Ban kiểm soát và báo cáo kiểm toán phải có ở trụ sở chính và chi nhánh của công ty chậm nhất bảy ngày làm việc trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục ít nhất một năm có quyền tự mình hoặc cùng với luật sư hoặc kế toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề trực tiếp xem xét các báo cáo quy định tại Điều này trong thời gian hợp lý.”

Bình luận

Công ty cổ phần là mô hình kinh tế tiến bộ của xã hội văn minh loài người hiện nay, để hiểu một cách đơn giản nhất thì chúng ta hiểu Công ty cổ phần như là một “nhà nước” thu nhỏ và ở đó Đại hội đồng cổ đông Công ty đóng vai trò như là cơ quan lập pháp, là cơ quan quyết định phương hướng phát triển và những vấn đề trọng đại khác của công ty; Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc được coi là cơ quan hành pháp, cơ quan điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty; còn Ban Kiểm soát đóng vai trò của cơ quan tư pháp, cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc Công ty.

Ban kiểm soát trong công ty cổ phần có nhiệm vụ giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty cũng như giám sát các hoạt động của công ty; đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Với chức năng, vai trò quan trọng như vậy, Luật doanh nghiệp đã quy định cụ thể về Ban kiểm soát cũng như thành viên ban kiểm soát trong công ty cổ phần như sau:

–   Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên, nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và Kiểm soát viên có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

–  Các Kiểm soát viên bầu một người trong số họ làm Trưởng Ban kiểm soát theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn

–  Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.

Thành viên Ban kiểm soát phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

–  Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;

–  Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;

–  Không được giữ các chức vụ quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

–  Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

Về Điều 169 Luật Doanh nghiệp 2014, các nhà làm luật đã có những nhận thức sâu sắc về các vấn đề liên quan đến Ban kiểm soát về miễn nhiễm, bãi nhiệm các thành viên Ban kiểm soát. Việc quy định các trường hợp kiểm soát viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, họ không thể bị bãi nhiệm, bãi nhiệm khi không có lí do chính đáng. Nhằm bảo vệ quyền lợi của họ, pháp luật doanh nghiệp quy định các trường hợp sau Kiểm soát viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm.

Kiểm soát viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

–  Không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm Kiểm soát viên theo quy định tại Điều 164 của Luật này;

–  Không thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;

–   Có đơn từ chức và được chấp thuận;

–   Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.

“Điều 164. Tiêu chuẩn và điều kiện của Kiểm soát viên

1.Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này;

b) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;

c) Không được giữ các chức vụ quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;

d) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

2.Kiểm soát viên công ty cổ phần niêm yết, công ty do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải là kiểm toán viên hoặc kế toán viên.”

Kiểm soát viên bị bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:

–   Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được phân công;

–  Vi phạm nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần nghĩa vụ của Kiểm soát viên quy định của Luật này và Điều lệ công ty;

–  Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.

 Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm, là việc cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt chức vụ đối với cán bộ do vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức, năng lực yếu kém, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật cách chức hoặc bãi nhiệm. Miễn nhiệm gắn với yếu tố chủ quan do cán bộ gây nên (miễn nhiệm là “quyết định một người thôi giữ chức vụ…theo yêu cầu chung hoặc theo người hữu quan đề nghị với lý do chính đáng).

Bãi nhiệm là việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ (bãi nhiệm là việc “buộc thôi giữ chức vụ được bầu do người giữ chức vụ ấy không còn xứng đáng), là hình thức xử lý kỷ luật, mức độ nặng hơn so với miễn nhiệm.

Việc quy định chi tiết các trường hợp không chỉ nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên ban kiểm soát mà còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của công ty cổ phần đó. Cả công ty không thể lao động để một cá nhân không làm việc hoặc làm việc không hiệu quả mà vẫn được hưởng các quyền lợi công bằng như mọi người, cả công ty không thể để cho cá nhân tiếp tục làm ở vị trí hiện tại khi họ có căn cứ cho rằng khi họ thực hiện công việc sẽ ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả công ty.

Về Điều 170 luật Doanh nghiệp năm 2014

Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra, các nhà quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí… Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các mục tiêu này nếu họ kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục rút cục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa, còn nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trả cũng buộc phải ngừng hoạt động.

Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ hướng chủ yếu vào khă năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng rất quan tâm đến số lượng vốn chủ sở hữu vì đó là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro.

Đối các nhà đầu tư, họ quan tâm đến lợi nhuận bình quân vốn của Công ty, vòng quay vốn, khả năng phát triển của doanh nghiệp…Từ đó ảnh hưởng tới các quyết định tiếp tục đầu tư và Công ty trong tương lai.

Bên cạnh những nhóm người trên, các cơ quan tài chính, cơ quan thuế, nhà cung cấp, người lao động…cũng rất quan tâm đến bức tranh tài chính của doanh nghiệp với những mục tiêu cơ bản giống như các chủ ngân hàng, chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Tất cả những cá nhân, tổ chức quan tâm nói trên đều có thể tìm thấy và thoả mãn nhu cầu về thông tin của mình thông qua hệ thống chỉ tiêu do phân tích báo cáo tài chính cung cấp. Ngoài ra, để biết được thực trạng hoạt động điều hành của công ty thì Hội đồng quản trị phải chuẩn bị các báo cáo và tài liệu sau đây: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty; Báo cáo tài chính; Báo cáo đánh giá công tác quản lý, điều hành công ty. Các báo cáo và tài liệu này phải được gửi đến Ban kiểm soát để thẩm định chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Các báo cáo được kiểm định bởi Ban kiểm soát của công ty, như vậy tính chính xác và trung thực mới được thiết lập, nhờ đó công ty có thể nắm được khái quát nhất hoạt động quản lý điều hành cũng như lợi nhuận đạt được của công ty trong một năm tài chính. Từ đó, có những điều chỉnh phù hợp lại để cân bằng hoạt động của công ty.

Điều luật còn quy định “Cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục ít nhất một năm có quyền tự mình hoặc cùng với luật sư hoặc kế toán và kiểm toán viên có chứng chỉ hành nghề trực tiếp xem xét các báo cáo quy định tại Điều này trong thời gian hợp lý” pháp luật bảo vệ quyền của công đông sở hữu cổ phần công ty liên tục ít nhất 1 năm, họ có quyền tự mình hoặc cùng với luật sư, kế toán và kiểm toán, kế toán viên có chứng chỉ hành nghề được xem xét các báo cáo quy định tại điều 1, họ có quyền xem xét đồng vốn mình bỏ vào công ty đang được sử dụng như thế nào, công ty đang hoạt động như nào và nó có lợi nhuận ra sao từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

So sánh 2 Điều 169, Điều 170 ở Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2014

Luật Doanh nghiệp 2014 có sự tiến bộ hơn so với Luật Doanh nghiệp năm 2005, là tổng hợp của thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định đầy đủ và chi tiết hơn các trường hợp sẽ bị miễn nhiễm, bãi nhiệm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động cũng như quyền lợi chung của cả tập thể.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định “Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên Ban kiểm soát có thể bị miễn nhiệm bất cứ khi nào theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.”, thành viên ban kiểm soát không thể bị miễn nhiệm bất cứ lúc nào được, họ chỉ bị miễn nhiễm, bãi nhiệm khi có lý do chính đáng, luật năm 2014 đã bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định thêm điều kiện “Không được giữ các chức vụ quản lý công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;” đối với tiêu chuẩn của thành viên ban kiểm soát, nó chỉ nhằm mục đích tìm kiếm sự minh bạch, rõ ràng trong các công việc của công ty.

Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định “Trường hợp Ban kiểm soát vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình có nguy cơ gây thiệt hại cho công ty thì Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông để xem xét và miễn nhiệm Ban kiểm soát đương nhiệm và bầu Ban kiểm soát mới thay thế.” Trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, có nguy cơ gây thiệt hại cho công ty mà chỉ miễn nhiệm ban kiểm soát là hình thức kỷ luật chưa thực sự chưa nghiêm khắc, luật mới đã quy định chặt chẽ hơn các trường hợp miễn nhiễm. Sự tiến bộ trong tư duy làm luật cùng với sự nhận thức đúng đắn về sự phát triển nền kinh tế, các trường hợp mà luật cũ quy định sẽ bị bãi nhiệm thì luật mới dường như đã chuyển các trường hợp đó là các trường hợp miễn nhiệm (mức độ áp dụng hình thức kỉ luật nhẹ hơn), các trường hợp mức độ nghiêm trọng hơn mới bị áp dụng hình thức bãi nhiệm.

Về cơ bản, trình báo cáo hằng năm giữa 2 Luật Doanh nghiệp không có gì thay đổi nhiều, nó chỉ thay đổi một số điểm nhỏ không đáng kể như sau:

Điều 128 Luật Doanh nghiệp năm 2005, trong các bản báo cáo mà Hội đồng quản trị phải báo cáo không có báo cáo kết quả kinh doanh trong một năm, việc không có báo cáo như thế này không thể nắm được lợi nhuận thu được của cả công ty khi hết năm tài chính, phải có báo cáo để ban điều hành đưa ra các phương án giải quyết, phương án kinh doanh nhằm mục đích lợi nhuận thu được sẽ ngày càng cao hơn.

Khoảng thời gian nộp báo cáo, tài liệu của Hội đồng quản trị và ban kiểm soát đã kéo dài hơn so với luật cũ. Luật cũ quy định chậm nhất 7 ngày làm việc, Luật mới quy định chậm nhất 10 ngày trước ngày khai mạc cuộc họp thường niên của Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Khoảng thời gian nộp báo cáo thay đổi, kéo dài thêm dù không nhiều nhưng cũng tạo điều kiện để các bên xem xét, chỉnh sửa kỹ lưỡng trước khi trình lên cho toàn thể hội đồng.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191