Thực tiễn hoạt động chống khủng bố quốc tế giai đoạn ngày nay

Thực tiễn hoạt động chống khủng bố quốc tế giai đoạn ngày nay


Thực tiễn hoạt động chống khủng bố quốc tế giai đoạn ngày nay
Thực tiễn hoạt động chống khủng bố quốc tế giai đoạn ngày nay

1) Các hoạt động của Liên hợp quốc:

Trong khuôn khổ khóa họp lần thứ 66 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc vừa diễn ra Hội nghị chuyên đề cấp cao về Hợp tác Quốc tế chống khủng bố. Trong bối cảnh thế giới luôn phải đối mặt với những hiểm nguy như những vụ khủng bố kinh hoàng ở Mumbai, Ấn Độ, tình trạng đánh bom liều chết ở các nước Trung Đông, và mới đây nhất là vụ đánh bom khiến cựu Tổng thống Afghanistan, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình Afghanistan thiệt mạng… Những vụ khủng bố này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ tồn tại dai dẳng của bóng ma khủng bố. Bởi vậy Hội nghị này được xem là lời kêu gọi tăng cường quyết tâm chung chống khủng bố và xây dựng một thế giới an toàn cho tất cả mọi người.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon tuyên bố một kỷ nguyên mới trong việc hợp tác chống khủng bố giữa các quốc gia đã được mở ra, những cam kết và sự quyết tâm cần được thể hiện nhằm đánh bại chủ nghĩa khủng bố và xây dựng một thế giới ngày càng an toàn và hòa bình hơn.Ông Ban Ki-moon cũng cho biết LHQ và Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận mà theo đó, trong 3 năm tới, Saudi Arabia sẽ đóng góp 10 triệu USD để thành lập Trung tâm Chống khủng bố của LHQ (UNCCT) tại New York. Trung tâm này sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược Chống khủng bố toàn cầu cũng như thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, củng cố khả năng của các quốc gia riêng lẻ và xây dựng cơ sở dữ liệu về các hoạt động hiệu quả nhất trong chống chủ nghĩa khủng bố.

Cũng tại Hội nghị lần này, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 66 Nassir Abdulaziz Al-Nasser cho rằng chủ nghĩa khủng bố chỉ có thể bị đánh bại khi các quốc gia cùng nhau làm việc và hành động với một cam kết chung để thực hiện Chiến lược chống khủng bố toàn cầu, cụ thể là thực hiện những sáng kiến chung, chia sẻ thông tin, tham gia vào việc đánh giá mối đe dọa chung và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết bất cứ khi nào cần.

2) Các hoạt động của từng quốc gia, khu vực mà trong đó có cả Việt Nam:

Trước mối đe dọa tiềm tàng không chỉ đối với khu vực mà nó đang có nguy cơ vươn rộng ra toàn cầu, nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực tăng cường các biện pháp an ninh và huy động các lực lượng tình báo vào cuộc. Các sân bay được trang bị hàng loạt các máy soi hy vọng hạn chế tối đa các nguy cơ khủng bố có thể xảy ra.

Đối với Mỹ, các khoản ngân sách cho nhiệm vụ chống khủng bố đã ào ạt đổ ra hàng năm. Trong chương trình hỗ trợ của Lầu Năm Góc cho Yemen đã tăng từ 4,6 triệu USD tài khoá 2006 lên 67 triệu USD tài khoá 2009. Số tiền viện trợ này bao gồm chi phí huấn luyện và các thiết bị quân sự như máy điện đàm, phụ tùng trực thăng, xe tải và tàu tuần tra. Viện trợ của Mỹ cũng sẽ tăng gấp đôi trong thời gian tới, với 70 triệu USD trong vòng 18 tháng nhằm mục tiêu đào tạo và trang bị cho các lực lượng an ninh Yemen chống khủng bố.

Đối với khu vực Đông Nam Á, các hoạt động chống khủng bố đã bắt đầu lớn mạnh từ giai đoạn 2001 – 2004. Đặc biệt, nhiệm vụ này càng được quan tâm ngay sau hôm 07/9/2004, khi các nhà lãnh đạo quân sự các nước khu vực Đông Nam Á đã có cuộc họp kéo dài 02 ngày tại thủ đô Jakarta (Indonesia). Trọng tâm của chương trình nghị sự là nỗ lực hợp tác giữa các nước trong khối ASEAN chống lại chủ nghĩa khủng bố và buôn lậu vũ khí. Cuộc họp đã đi đến thỏa thuận thành lập một chức vụ chỉ huy phối hợp và tiến hành các đợt huấn luyện thường xuyên nhằm tăng cường khả năng chống khủng bố.

Đặc biệt, ngày 05/5/2009, một cuộc họp giữa kỳ lần thứ 7 Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) về Chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia (ISM – CTTC) do Việt Nam, Hàn Quốc và Bangladesh đồng chủ trì đã khai mạc tại Hà Nội. Hội nghị đã nhấn mạnh, khủng bố và các loại tội phạm xuyên quốc gia đang là mối nguy cơ đe dọa đến nền hòa bình, ổn định và phát triển của mỗi quốc gia cũng như toàn cầu. Một số biện pháp chống khủng bố đã được đưa ra trong cuộc họp, cụ thể như tăng cường đối thoại, trao đổi thông tin, hợp tác song phương, phối hợp hành động trong các hoạt động phòng, chống khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia, xây dựng cơ chế hợp tác giữa các nước; tăng cường hợp tác trong huấn luyện, đào tạo nguồn nhân lực chống khủng bố; đẩy mạnh hợp tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới nhằm đối phó và tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm chống khủng bố, kinh nghiệm về hình thức tội phạm mới trong lĩnh vực kinh tế tài chính sử dụng công nghệ cao qua mạng internet

Đông Nam Á là nơi hoạt động của nhóm Jemaah Islamiyah, tổ chức bị cho là đứng sau hàng loạt vụ tấn công đẫm máu trong khu vực, trong đó có vụ đánh bom ở Bali, Indonesia, năm 2002 làm hơn 200 người thiệt mạng. Các phần tử Hồi giáo cực đoan cũng đang hoạt động mạnh ở miền nam Thái Lan và trên đảo Mindanao của Philippines.

Trước những nguy cơ khủng bố có thể xảy ra, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hồi tháng 03/2009 ở Hua Hin, Thái Lan, khối ASEAN đã cùng nhau cam kết tăng cường chống khủng bố và cam kết tăng cường nỗ lực thực thi đầy đủ hiệp ước chống khủng bố trong khu vực. Tại đây các nhà lãnh đạo ASEAN cũng đã ký tuyên bố chung Hua Hin về lộ trình cộng đồng ASEAN 2009 – 2015 trên ba nền tảng: hợp tác an ninh chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội. Kế hoạch hành động an ninh này kêu gọi các nước thành viên cùng nhau giải quyết một cách hòa bình những cuộc xung đột, giảm nhẹ sự căng thẳng vốn đe dọa đến sự bình ổn khu vực.

Từ thực tiễn có thể thấy rằng, muốn loại bỏ khủng bố khỏi đời sống chính trị thế giới cần có nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế, trên cơ sở tôn trọng Hiến chương LHQ, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia các nước, bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh thế giới, không gây thiệt hại cho dân thường vô tội. Chống khủng bố cũng không thể chỉ dựa vào biện pháp quân sự. Ai cũng biết mầm mống bất công có thể dẫn đến những hành động cực đoan, là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa khủng bố ẩn náu. Chính vì thế, chủ nghĩa khủng bố chỉ có thể ngăn chặn khi loại bỏ được tận gốc cội nguồn của nó là sự áp bức, bất công, xâm lược, kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, văn hóa. Điều đó chỉ có thể đạt được bằng cách thế giới phải cùng hợp tác với nhau chặt chẽ hơn nữa vì một mục đích chung là chống khủng bố.


 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191