Hủy giao dịch do lỗi của bên kia thì mình có mất cọc

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hủy giao dịch do lỗi của bên kia thì mình có mất cọc

Tôi có mua vé tour của một đại lý du lịch, tuy nhiên do đại lý làm ăn không rõ ràng nên tôi đã hủy và không đi nữa, tôi đã đặt cọc một số tiền cho tour đó, tôi muốn đòi lại nhưng họ luôn cãi là do tôi hủy tour nên mất cọc, giờ tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình.


Hủy giao dịch do lỗi của bên kia thì mình có mất cọc
Hủy giao dịch do lỗi của bên kia thì mình có mất cọc

Luật sư Tư vấn Hủy giao dịch do lỗi của bên kia thì mình có mất cọc – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 21 tháng 01 năm 2018

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời

Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đặt cọc như sau:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, đặt cọc là một biện pháp bảo đảm cho việc các bên cam đoan sẽ thực hiện việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Khoản tiền này theo nguyên tắc sẽ được trả lại cho bên đặt cọc khi các bên giao kết hoặc thực hiện xong hợp đồng. Trường hợp các bên thỏa thuận sẽ dùng tiền cọc để thực hiện chính nghĩa vụ trong hợp đồng đã giao kết thì khoản tiền cọc sẽ không phải trả lại cho bên đặt cọc mà bên nhận đặt cọc sẽ giữ lại số tiền đó và trừ vào phần nghĩa vụ bên đặt cọc phải thực hiện.

Theo đó, trong trường hợp này, các bên đã đặt cọc để đảm bảo việc sẽ thực hiện đến cùng hợp đồng. Theo quy định pháp luật, trường hợp bạn tự ý hủy tour đã đăng kí thì có thể bạn sẽ bị mất tiền đặt cọc. Tuy nhiên trong trường hợp này, bên đại lý đã có những hành vi gian dối trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình trong hợp đồng. Căn cứ Điều 122, 123, Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp này, bạn cần chứng minh được bên đại lý làm ăn có gian dối, hoặc có hành vi trái pháp luật khi giao kết, thực hiện hợp đồng làm căn cứ để yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu.

Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Theo đó, trường hợp này, bạn có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu với những chứng cứ, chứng minh cần thiết để cho thấy bên đại lý có hành vi gian dối, lừa đảo hoặc có hành vi trái pháp luật khi giao kết thực hiện hợp đồng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ có liên quan và các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Do đó, bên đại lý sẽ phải trả lại tiền cọc cho bạn.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191