Đã báo trước theo thỏa thuận nhưng chủ nhà không trả cọc thì phải làm sao?

Câu hỏi của khách hàng: Đã báo trước theo thỏa thuận nhưng chủ nhà không trả cọc thì phải làm sao?

Mọi người cho em hỏi.

Trong hợp đồng thuê nhà có luật nào quy định bắt buộc bên A phải là cho thuê nhà và bên B phải là bên thuê nhà không ạ.

Chuyện là em thuê nhà hợp đồng nhà là 3 năm, trong hợp đồng có điều khoản là nếu bên em không có nhu cầu thuê nữa thì sẽ báo trước cho chủ 1 tháng và sẽ nhận lại tiền cọc.

Nhưng trong thời gian thuê để kinh doanh quán ăn. Thuê được 5 tháng thì em trả mặt bằng do trong thời gian thuê chủ thì ở trên vệ sinh, giặt giũ đều đổ xuống dưới và nhìn rất mất vệ sinh. Em có nói với chủ về vấn đề đó nhưng họ vẫn không thay đổi. Nên em quyết định tra mặt bằng. Và em đã báo trước cho chủ một tháng như trong hợp đồng đã kí. Trong tháng đó em vẫn đóng tiền nhà cho họ. Nhưng khi hết 1 tháng báo trả mặt bằng em xin nhận lại tiền cọc thi họ không đưa. Họ bảo bên em không báo cho họ trước 1 tháng và họ đòi bằng chứng đâu là em đã báo cho họ. Và họ nói bản hợp đồng này sai ( là do bên A là bên cho thuê còn bên B là bên thuê mới đúng trong bản hợp đồng thì ngược lại nên không họ không chấp nhận trả). Do lúc đầu họ không chịu làm hợp đồng họ giao cho bên em làm hết họ chỉ kí vô thôi. Bây giờ họ đổ lỗi do bên em sai.

Em đã thương lượng nói chuyện rất nhiều lần nhưng họ nhất quyết không trả. Em có lên phường nhưng phường kêu làm đơn ra tòa.

Vậy mọi người cho em hỏi em có sai không ạ. Và em phải làm cách nào để lấy lại được tiền cọc ạ.

Em cảm ơn.


Luật sư Tư vấn Luật nhà ở – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 26/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Luật nhà ở

Luật nhà ở 2014

3./Luật sư trả lời Đã báo trước theo thỏa thuận nhưng chủ nhà không trả cọc thì phải làm sao?

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Theo đó, điều khoản, nội dung của hợp đồng do các bên tự thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật. Luật không quy định bên A phải là bên cho thuê, bên B là bên thuê; việc đặt tên là để các bên dễ gọi, các bên cũng có thể để “Bên cho thuê” và “Bên thuê”.

Căn cứ Điểm b Khoản 2 Điều 131 Luật nhà ở 2014 về Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở:

“b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

Điều 132 Luật nhà ở 2014 về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở quy định như sau:

“…

4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; nếu vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Trong trường hợp này, trong hợp đồng thuê nhà có điều khoản “nếu bên thuê không có nhu cầu thuê nữa thì sẽ báo trước cho chủ 1 tháng và sẽ nhận lại tiền cọc”. Do đó, khi bạn thực hiện nghĩa vụ thông báo thì bên cho thuê phải thực hiện nghĩa vụ trả lại tiền đặt cọc theo thỏa thuận mà các bên đã giao kết. Hình thức thông báo do các bên lực chọn như: bằng văn bản, thông báo qua email, thông báo trực tiếp,…

Việc bạn đã thông báo trực tiếp với chủ nhà nhưng hết một tháng chủ nhà không trả tiền cọc cho bạn với lý do bạn chưa thông báo thì bạn phải chứng minh mình đã thực hiện nghĩa vụ thông báo như: qua tin nhắn, bản ghi âm đoạn hội thoại, người làm chứng,…

Trường hợp không có chứng cứ chứng minh việc bạn đã thông báo thì bạn phải thực hiện thông báo bằng văn bản và yêu cầu người đó ký vào giấy xác nhận đã thông báo về việc chấm dứt hợp đồng, trường hợp người đó không ký thì bạn nhờ người làm chứng và ký xác nhận.

Trong trường hợp người đó cố tình không trả, không thực hiện theo đúng giao kết thì bạn khởi kiện tới Tòa án nhân dân nơi bạn thuê nhà về tranh chấp hợp đồng dân sự để được Tòa án xem xét giải quyết.

Như vậy, việc bên A là bên thuê và bên bên B là bên cho thuê không phải là điều kiện để hợp đồng vô hiệu. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình bạn nên khởi kiện tới Tòa án nhân dân để được giải quyết

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191