Chồng làm giấy vay nợ giả để bắt vợ gánh nợ cùng thì phải làm thế nào?

 Chồng làm giấy vay nợ giả để bắt vợ gánh nợ cùng thì phải làm thế nào?

 

 

Tôi và chồng kết hôn từ năm 1980, đến năm 1988 bắt đầu mở xưởng sửa chữa ô tô. Đến năm 1994, do có vốn tích lũy từ xưởng ô tô, vợ chồng tôi bắt đầu mở công ty TNHH để kinh doanh (chồng tôi đứng lên trong đăng ký kinh doanh của công ty). Đến năm 2014, do không chịu được chuyện chồng tôi công khai bồ bịch, bỏ bê gia đinh, tôi đã làm đơn ly hôn và chia tài sản. Biết được điều này, chồng tôi nhờ em trai (là giảng viên cao đẳng) ký hợp đồng cho chồng tôi vay tiền 2 lần vào năm 2002 và 2007 với tổng số tiền là 29 tỷ đồng, tài sản thế chấp là phần vốn góp đứng tên chồng tôi trong công ty TNHH. Tôi biết hợp đồng vay tiền này hoàn toàn là giả và mới ký gần đây vì em chồng tôi ở quê, điều kiện kinh tế bình thường nên không thể có nhiều tiền để cho chồng tôi vay được. Hơn nữa, cách đây hơn 2 năm, vào năm 2012, em chồng tôi còn gặp vợ chồng tôi để vay vài trăm triệu để mua nhà (nhà hơn 3 tỷ, em chồng tôi có gần 1 tỷ, còn đâu là đi vay anh em, họ hàng). Hiện giờ chồng tôi đang làm bản tự khai trước tòa rằng tài sản đã thế chấp hết cho em trai do không trả được nợ. Số tiền vay đã chi tiêu cho việc sinh hoạt, mua sắm của gia đình.Vậy tôi muốn hỏi tôi phải làm gì để bảo vệ tài sản chính đáng của mình? Liệu tôi có làm đơn ra công an nhờ giám định tuổi hợp đồng được không?

 

Gửi bởi: Nguyễn Hòa

Trả lời có tính chất tham khảo

Nếu chị biết chính xác hợp đồng vay tiền là giả thì chị có thể yêu cầu tuyên bố hợp đồng đó là giả tạo, từ đó dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự. Hậu quả của việc bị tuyên bố giao dịch vô hiệu là các bên trao trả cho nhau những gì đã nhận. Như vậy chị có thể chứng minh được phần vốn góp trong công ty vẫn là của chồng chị.

Để xác định hợp đồng cho vay là giả, chị có thể yêu cầu cơ quan giám định tư pháp hoặc văn phòng giám định tư pháp giám định tuổi của mực, tuổi của tài liệu., từ đó xác định hợp đồng vay tiền được ký năm nào. Ngoài ra, như chị đã trao đổi, năm 2012, em trai chồng chị đã vay tiền để làm nhà. Chị có thể cung cấp cho tòa chứng cứ có liên quan như hợp đồng vay, xác nhận cho vay… để chứng minh khả năng tài chính của người em này

Một khía cạnh đáng chị cần lưu ý là để tránh việc chồng chị chuyển nhượng công ty cho người khác nhằm tẩu tán tài sản, chị cần có đơn đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để ngăn chặn các hoạt động thay đổi đăng ký kinh doanh của Công ty chồng chị trong thời gian tiến hành các thủ tục ly hôn.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Trả lời bởi: Hồng Hạnh

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191