Chú dụ dỗ cháu gái bỏ trốn thì có kiện ra Tòa được không

Câu hỏi của khách hàng: Chú dụ dỗ cháu gái bỏ trốn thì có kiện ra Tòa được không

Mấy anh chi Luật Sư thông thái cho em hỏi một chuyện ạ
Nếu như chú mà dụ dỗ cháu gái (vị thành niên 18 tuổi) bỏ trốn, dù bị cấm cảng, khuyên năng mà vẫn chống cự, để dụ cháu gái bỏ trốn theo, thì mình có thưa ra tòa được không ạ.
Ai rành luật cho em xin ý kiến ạ, em rất cần.


Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 13/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Tác động tới cháu gái để cháu bỏ nhà đi thì bị xử lý như thế nào

Bộ luật dân sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời Chú dụ dỗ cháu gái bỏ trốn thì có kiện ra Tòa được không

Trước tiên, với những chi tiết bạn đưa ra, thông tin bạn đưa ra có không nhất quán, theo quy định của pháp luật thì người từ đủ 18 tuổi trở lên được xác định là người thành niên, đối tượng vị thành niên là đối tượng thuộc phạm trù người chưa thành niên, tức là người đó phải chưa đủ 18 tuổi. Trong trường hợp bạn đưa ra, xét về độ tuổi, người cháu đã trên 15 tuổi, đã có nhận thức cơ bản và khả năng điều khiển hành vi của mình. Nên, thường, nếu hành vi bỏ nhà đi không chịu sự ép buộc của người chú (về mặt vật chất hoặc tinh thần), pháp luật chưa có quy định về việc xử phạt hành vi của người chú.

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự:

Điều 21. Người chưa thành niên

4.Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Theo quy định trên ta cũng nhận thấy pháp luật đã công nhận một phần về năng lực hành vi dân sự của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi. Bước đầu, nhà nước công nhận về khả năng tự chịu trách nhiệm về hành vi của những cá thể đó.

Trong trường hợp đối tượng đã đủ 18 tuổi thì về trách nhiệm dân sự, hình sự hay hành chính, người này đều phải tự gánh chịu.

Nói cách khác, người cháu có hành vi trên đã có quyền quyết định hành vi của mình, nhận thức và điều khiển được hành vi. Việc người này bỏ trốn chỉ chịu ảnh hưởng một phần của những tư tưởng, suy nghĩ của người chú. Họ vẫn có tư tưởng, nhận định riêng biệt của mình. Người chú không phải là đối tượng chịu trách nhiệm về việc làm của người cháu.

Tuy nhiên, nếu việc “chịu ảnh hưởng” này ở một mức độ cao, trên cơ sở những lời nói dối của người chú và mục đích của người chú là vi phạm pháp luật thì người chú đó sẽ bị xử lý theo quy định. Như, trong trường hợp người chú này dựa vào ảnh hưởng của mình để “khuyên” người cháu làm những hành vi vi phạm pháp luật thì người chú sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó theo quy định.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì chưa đủ cơ sở để xử lý người chú vì có hành vi “dụ dỗ cháu gái” bỏ trốn, nên gia đình không thể khởi kiện người này được. Do, xét về mặt pháp luật, nếu người cháu tự nguyện thì 18 tuổi đã là tuổi có khả năng tự thực hiện và phải chịu trách nhiệm về hành vi của  mình.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191