Chủ tịch UBND xã có quyền xử phạt về khai thác cát trái phép không

Câu hỏi của khách hàng: Chủ tịch UBND xã có quyền xử phạt về khai thác cát trái phép không

Nhờ giúp đỡ
Xin cho tôi hỏi chủ tịch UBND xã có quyền xử phạt về khai thác cát trái phép không và thông tư nghị định nào xử phạt
Xin cảm ơn


Luật sư Tư vấn Pháp luật về khoáng sản – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 04/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND trong khai thác khoáng sản

  • Luật khoáng sản năm 2010
  • Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

3./ Luật sư trả lời Chủ tịch UBND xã có quyền xử phạt về khai thác cát trái phép không

Theo quy định của pháp luật, khoáng sản được hiểu là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Cát cũng là một loại thuộc phạm vi khoáng sản. Việc xử phạt vi phạm về việc khai thác cát của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã được quy định như sau:

Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 64 Luật khoáng sản:

“Điều 64. Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

1.Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:

a)Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêutính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; …

Theo quy định trên , cát cũng là một loại khoáng sản, do đó, việc xử phạt người có hành vi khai thác cát trái phép sẽ căn cứ vào Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Căn cứ Khoản 1 Điều 60 Nghị định 33/2017/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dâ cấp xã có quyền:

-Phạt cảnh cáo;

-Phạt tiền đến 5.000.000 đồng (nếu là tổ chức vi phạm thì phạt đến 10.000.000 đồng);

-Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;

-Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

+Buộc thực hiện đầy đủ biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; khắc phục tình trạng hạn hán, lũ lụt, thiếu nước; buộc thực hiện việc trám lấp giếng, các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, các giải pháp phục hồi môi trường khu vực khai thác;

+Buộc xử lý, khắc phục sự cố sụt, lún đất hoặc sự cố bất thường khác;

+Buộc khắc phục các thiệt hại đối với các hành vi vi phạm gây ra lũ, lụt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du hồ chứa;

+Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường;

+Buộc san lấp công trình thăm dò; thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phục hồi môi trường và giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản;

+Buộc san lấp các công trình thăm dò, phục hồi môi trường trong diện tích khu vực đã thăm dò vượt ra ngoài diện tích được phép thăm dò; phục hồi môi trường khu vực đã thăm dò; buộc san lấp, cải tạo, phục hồi môi trường;

+Thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn; phục hồi đất đai theo đề án đóng cửa mỏ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+Buộc phải khai thác đúng phương pháp khai thác; phương án khai thông, chuẩn bị (đối với khai thác hầm lò), phương án mở vỉa (đối với khai thác lộ thiên); khai thác đúng trình tự khai thác, hệ thống khai thác; sử dụng bãi thải đúng vị trí và diện tích xác định trong thiết kế mỏ được phê duyệt hoặc nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản;

+Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra;

+Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; thực hiện việc nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông;

+Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;

+Buộc san lấp, tháo dỡ công trình vi phạm; buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy; buộc di chuyển máy móc, thiết bị, tài sản ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản;

Theo đó, trong phạm vi quyền hạn trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã vẫn có quyền quyết định xử phạt người có hành vi khai thác cát trái phép. Ví dụ như khi người vi phạm có hành vi bị xử lý theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định 33/2017/NĐ-CP:

Điều 41. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản

1.Đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó thì xử phạt như sau:

a)Phạt cảnh cáo đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác;

b)Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác.

4.Hình thức xử phạt bổ sung

Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản nhưng không sử dụng để xây dựng công trình của hộ gia đình, cá nhân hoặc xây dựng công trình của tổ chức đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

5.Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn toàn có quyền xử phạt người này.

Như vậy, với câu hỏi của bạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoàn toàn có quyền xử phạt về khai thác trái phép trong phạm vi quyền hạn của mình. Văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề này là Nghị định 33/2017/NĐ-CP.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191