Có thể yêu cầu điều tra dấu vân tay trong két sắt để bắt trộm không

Câu hỏi của khách hàng: Có thể yêu cầu điều tra dấu vân tay trong két sắt để bắt trộm không

Nội dung câu hỏi :

Mọi người cho mình hỏi

Mình để tiền trong két sắt cùng nhiều vật có giá trị khác nhưng chỉ mất đúng 1 khoản tiền khá lớn, tài sản khác không mất

Chìa khóa két mình cắm nguyên trên két, không cho ai mã két nhưng mình nghi ngờ 99% 1 người ở cùng lấy. Mình bị mất 2 lần.

Ngày mất khoảng đầu tháng 4. Mình trình báo công an phường nhưng họ không giải quyết. Họ trả lời tiền để trong két, mỗi mình mình biết mã sao mà mất được. Tuy nhiên mình có lý do và căn cứ để tin người đó lấy nhưng không tiện share trên đây.

Có hướng nào điều tra được việc này không? Có khả năng yêu cầu xác định dấu vân tay được không? Vì đồ để trong két chỉ có mỗi mình mình lục trong đó và kẻ trộm thôi.

Xin cảm ơn


Luật sư Luật Hình sự– Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành,các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./Thời điểm tư vấn:18/6/2019

2./Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề giám định vân tay

Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Luật giám định tư pháp 2012

3./Luật sư trả lời câu hỏi về giám định vân tay

Trước hết , khi bị mất tài sản , vì tài sản của bạn mất là một số tiền lớn , bạn có quyền trình báo lên cơ quan công an để làm rõ vụ việc . Khi phía cơ quan tiến hành điều tra thì bạn có thể yêu cầu giám định tư pháp gồm giám định vân tay để có căn cứ , chứng cứ giải quyết vụ án . Việc trưng cầu giám định, yêu cầu giám định Điều 102 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, có quy định như sau:
“1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.

Đồng thời, Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012 cũng quy định về quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp:

“1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.”

Trong trường hợp của bạn , bạn có quyền gửi đơn trình báo lên cơ quan điều tra và gửi văn bản yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành trưng cầu giám định hoặc bạn có thể tự mình yêu cầu giám định . Tổ chức được yêu cầu giám định sẽ thông báo cho yêu cầu giám định bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định và nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối nhận trưng cầu, yêu cầu giám định.

Ngoài ra bạn có thể tự đi giám định vân tay tại các cơ sở thực hiện giám định. Việc này sẽ phụ thuộc vào dịch vụ của từng cơ sở giám định để xác định thời gian thực hiện và chi phí giám định. Bạn sử dụng chứng cứ này để cung cấp cho phía cơ quan điều tra để làm sáng tỏ vụ án.

Với những tư vấn trên,Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191