Đến rút đồ đã bán tương ứng với số tiền nợ thì có vi phạm pháp luật gì ko

Câu hỏi của khách hàng: Đến rút đồ đã bán tương ứng với số tiền nợ thì có vi phạm pháp luật gì ko

Em xin nhờ các ls ạ:
Chuyện là e có bán đồ âm thanh cho 1 người và cho nợ hơn 200tr đã gần 2 năm và bên mua trả dần và giờ số nợ chỉ còn 110tr. Không có giấy tờ, hợp đồng mua bán. Nhưng e có tin nhắn giữa e và bên mua về số nợ. Hiện giờ e gọi điện và nhắn tin ko trả lời nữa.
Vậy cho e hỏi là bây giờ e đến rút đồ đã bán tương ứng với số tiền đang nợ thì có vi phạm gì ko ạ. 
E xin cảm ơn ạ!


Luật sư Luật dân sự – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 20/06/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề đến rút đồ đã bán tương ứng với số tiền nợ thì có vi phạm pháp luật gì ko

– Bộ luật dân sự 2015

– Bộ luật hình sự 2015

3./ Luật sư trả lời đến rút đồ đã bán tương ứng với số tiền nợ thì có vi phạm pháp luật gì ko

Dựa trên những thông bạn cung cấp và theo quy định của pháp luật, chúng tôi đưa ra những ý kiến tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì chủ nợ không được tự ý lấy tài sản của bên vay để trừ nợ khi chưa có sự đồng ý của người đó. Vì đó là hành vi vi phạm pháp luật, nó xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người khác được pháp luật bảo vệ.

Nếu đến hạn mà bên vay không trả đủ tiền cho bên cho vay thì bên cho vay có quyền tự mình hoặc ủy quyền bằng văn bản (có công chứng, chứng thực) cho người khác để thực hiện khởi kiện yêu cầu bên vay phải trả đầy đủ số nợ như đã giao kết trong hợp đồng và thực hiện đúng nghĩa vụ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn của bạn đang cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Bên cạnh đó, tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:

 “ 1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Từ quy định trên có thể thấy tự ý lấy tài sản mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.  Cụ thể sẽ có 4 khung hình phạt tương đương với 4 khoản quy định tại Điều 170 nếu bên cho vay có đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.  Tùy thuộc vào mức độ và tính chất của sự việc pháp luật sẽ áp dụng theo từng khung hình phạt phù hợp.

Do vậy, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn hướng giải quyết tốt nhất để đảm quyền lợi của bạn mà không vi phạm pháp luật.

Căn cứ theo Bộ Luật dân sự 2015 trong trường hợp bên vay và bên cho vay tham gia vào một giao dịch dân sự sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự.

Cụ thể các bên sẽ có thỏa thuận về số tiền vay, hạn trả và lãi suất theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, có thể có lãi chậm trả nếu bên vay không trả đúng hạn theo thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Nghĩa vụ dân sự được quy định tại các Điều 465 và 466 của Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, nghĩa vụ của mỗi bên sẽ tương ứng với quyền của bên còn lại.

Trước tiên, bạn cần chứng minh giao dịch dân sự giữa bạn và người kia là tồn tại trên thực tế và hợp pháp theo quy định của pháp luật

Căn cứ theo quy định của pháp luật quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự, nếu bạn chứng minh được giao dịch dân sự diễn ra giữa bạn và bên mua hàng là hợp pháp, không thuộc các trường hợp dẫn đến trường hợp vô hiệu của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 như:

– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Ngoài ra, hình thức hợp đồng cũng phải đảm bảo tùy theo từng loại giao dịch có thể được xác lập bằng văn bản, hành vi, miệng.

Trong trường hợp, bên kia không thực hiện nghĩa vụ của mình, có biểu hiện trốn tránh thì để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191