Dùng thước gỗ đánh học trò có phải là bạo lực

Câu hỏi: Dùng thước gỗ đánh học trò có phải là bạo lực

Cô giáo của con tôi đã vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em và có nhiều hành vi bạo lực học đường, đã nhiều lần dùng thước gỗ để đánh con tôi và các học trò khác, tôi muốn tố cáo công an việc này, xin được tư vấn, quy định nào của pháp luật nói đến hành vi này để tôi ghi vào đơn?


Dùng thước gỗ đánh học trò có phải là bạo lực
Dùng thước gỗ đánh học trò có phải là bạo lực

Luật sư Tư vấn Dùng thước gỗ đánh học trò có phải là bạo lực – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 30 tháng 09 năm 2017

2./ Cơ sở pháp lý

Luật Giáo dục 2005

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 80/2017/NĐ-CP

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

3./ Luật sư trả lời

Người làm nghề “gõ đầu trẻ” đôi khi phải chịu rất nhiều áp lực cả về mặt vật chất cũng như tinh thần, do vậy mà trong một số trường hợp các thầy, cô đã không thể kiểm chế được việc quát mắng, phạt các em học sinh khi các em làm sai.

Theo Điều 2.5 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập, xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.

Điều 75 Luật Giáo dục 2005 quy định Nhà gióa không được có các hành vi sau đây:

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;

2. Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đanh giá sai kế quả học tập, rèn luyện của người học;

3. Xuyên tạc nội dung giao dục;

4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

Bên cạnh đó Điều 86.1 Luật giáo dục 2005 quy định rõ, người học có quyền được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng.

Xét thấy, hành vi dùng thước gỗ đánh học trò theo quy đinh của pháp luật là hành vi bạo lực (cụ thể là hành vi bạo lực học đường). Người thực hiện hành vi này, tùy vào tính chất, mức độ và hậu quả hành vi mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 BLHS 1999); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạnh thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105 BLHS 1999); Tội làm nhục người khác (Điều 121 BLHS 1999)

Nếu chưa đủ cấu thành tội phạm thì người dùng thước gỗ đánh học sinh sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5.1a, 5.3e, 5.5, 5.6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Để phòng chống bạo lực học đường cần:

– Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;

– Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;

– Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;

– Tổ chức, kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;

– Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN


 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191