Hợp pháp hóa đất khai hoang, sử dụng lâu năm không tranh chấp

Câu hỏi của khách hàng:Hợp pháp hóa đất khai hoang, sử dụng lâu năm không tranh chấp

Xin các bác chỉ giáo!
E có mảnh đất được ông cha nhượng lại,mảnh đất này ông cha tôi khai hoang được từ những năm 70,từ đó đến nay ông cha tôi trồng trọt cây hoa quả ,là mảnh đất không tranh chấp nhưng không có giấy tờ gì chứng nhận do địa phương cấp.Bây giờ tôi muốn hợp pháp hoá mảnh đất đó phải làm thủ tục gì ạ!
Xin chân thành cảm ơn!


Luật sư Luật Đất đai – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 25/06/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề thủ tục cấp GCNQSDĐ

Luật đất đai 2013

Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết 1 số điều Luật đất đai

Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều NĐ 43/2014/NĐ-CP và NĐ 44/2014/NĐ-CP

3./ Luật sư trả lời câu hỏi Hợp pháp hóa đất khai hoang, sử dụng lâu năm không tranh chấp

Trước hết, chúng ta cần xem xét vấn đề hợp thức hóa quyền sử dụng đất, căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 101 Luật đất đai 2013 : “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Trường hợp đối với diện tích đất gia đình bạn đã sử dụng ổn định lâu dài từ năm 1970 đến nay và không có tranh chấp và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương thì căn cứ theo quy định trên, bạn có thể xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó. Bạn có thể lên UBND yêu cầu họ nêu rõ lý do không tiến hành thủ tục cấp GCNQSDĐ cho bạn để tìm ra nguyên nhân cụ thể, từ đó có thể sửa đổi để được cấp GCNQSDĐ.

Thứ hai, về vấn đề bạn muốn xây dựng một phòng khám trên khu vực diện tích đất này. Căn cứ theo khoản 1 điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định “Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;

b) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.”

Theo như quy định trên, trường hợp chuyển từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở thì không phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng phải đăng ký biến động đất đai. Do đó, gia đình bạn chuyển từ đất  ở sang đất sản xuất kinh doanh thì phải đăng ký biến động đất đai.

Trình tự thủ tục đăng ký biến động đất đai theo quy định khoản 2, 3 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định như sau :

Hồ sơ :

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm Thông tư 24/2014/TT-BTNMT
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).

Bước 1: Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai/ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. Trường hợp gia đình bạn có nhu cầu nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ: xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã

Thời hạn giải quyết hồ sơ: 15 ngày. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện là 30 ngày.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191