Không có lệnh khám xét có thể soát nhà khi nghi ngờ không

Mọi người cho cháu hỏi ạ :theo quyền bất khả xâm phạm về nơi ở, trong bất kể trường hợp nào dù người thi hành công vụ nhìn thấy rõ ràng hay nghi ngờ nơi ở công dân có tàng trữ và sử dụng súng thì nhất thiết phải có lệnh khám xét thì mới được vào soát nhà đúng không ạ ?


Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

  • Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

2./ Luật sư trả lời

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện hoạt động tố tụng hình sự được Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 nhấn mạnh là việc không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư… của cá nhân, việc khám xét chỗ ở phải được thực hiện theo quy định.

Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, việc khám xét chỗ ở chỉ được thực hiện trong trường hợp:

– Có căn cứ để nhận định trong chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác liên quan đến vụ án;

– Việc khám xét chỗ ở cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.

Theo đó, công an chỉ được khám xét chỗ ở khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên.

Theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về khám xét chỗ ở quy định:

– Khi khám xét phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến.

– Trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn vẫn tiến hành khám xét nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Khi khám xét, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.

Người có hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 năm. Trong trường hợp người khám xét lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì bị phạt tù từ 01 năm – 05 năm.Ngoài ra, người thực hiện hành vi khám xét trái pháp luật còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191