Mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm thì đăng ký công ty hay hộ kinh doanh?

Câu hỏi của khách hàng: Mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm thì đăng ký công ty hay hộ kinh doanh?

_Dạ nhờ anh chị tư vấn giúp em nếu em mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm em cần những giấy tờ gì ah!
_Có cần phải lập công ty hay chỉ đăng ký hộ kinh doanh thôi ạh!
_Em cảm ơn nhiều!


Luật sư Tư vấn Luật doanh nghiệp – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 11/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Điều kiện để kinh doanh thực phẩm

  • Luật doanh nghiệp 2014
  • Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp

3./ Luật sư trả lời Mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm thì đăng ký công ty hay hộ kinh doanh?

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn muốn mở một cửa hàng kinh doanh thực phẩm nhưng bạn chưa nói rõ quy mô. Do đó, tôi không thể đưa ra nhận định cho bạn được. Tuy nhiên, thông thường, với mô hình nhỏ, bạn có thể lựa chọn đăng ký hộ kinh doanh để kinh doanh thực phẩm. Bên cạnh đó, nếu bạn nhận thấy việc kinh doanh của bạn có khả năng mở rộng, bạn cũng có thể thực hiện việc kinh doanh trên cơ sở đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, quy mô, điều kiện mà bạn có, bạn có thể đăng ký thành lập công ty hoặc thành lập hộ kinh doanh. Bởi, pháp luật hiện nay không có yêu cầu để kinh doanh thực phẩm, chủ thể kinh doanh bắt buộc phải được thành lập và tổ chức theo mô hình doanh nghiệp (doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay công ty cổ phần) hay hộ kinh doanh.

Căn cứ vào Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định thì:  “…7. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. …”

Khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp có quy định như sau: “1.Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. …”

Về những giấy tờ mà bạn cần có khi tiến hành kinh doanh thực phẩm thì theo quy định của pháp luật, lĩnh vực thực phẩm được chia ra quản lý bởi ba Bộ khác nhau, là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Y tế. Trong đó, mỗi lĩnh vực thực phẩm sẽ có những yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, chủ thể sẽ chỉ được kinh doanh thực phẩm khi có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và Giấy chứng nhận doanh nghiệp/ hộ kinh doanh phải có đăng ký lĩnh vực kinh doanh thực phẩm tương ứng.

Ví dụ, đối với thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cụ thể là với thực phẩm là thủy sản, điều kiện để kinh doanh là:

-Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

+ Điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh như:

Địa điểm: Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;

Nhà xưởng, trang thiết bị

Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Trang thiết bị chính: Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;

+Hệ thống phụ trợ như: Hệ thống xử lý chất thải: Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

-Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và cấp xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.

-Có Giấy chứng nhận sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên xác nhận.

-Phải duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm

Để được tư vấn chính xác, bạn có thể đưa ra những thông tin cụ thể hơn về thực phẩm mà bạn dự định kinh doanh.

Như vậy, bạn có thể lựa chọn đăng ký thành lập dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc công ty tùy thuộc và mục đích kinh doanh, quy mô, điều kiện mà bạn có. Và để kinh doanh thực phẩm, thông thường bạn cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn, thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191