Nhiều tình tiết dẫn tới lỗi vô ý chết người truy cứu thế nào

Câu hỏi của khách hàng: Nhiều tình tiết dẫn tới lỗi vô ý chết người truy cứu thế nào

Chào luật sư, luật sư cho hỏi vụ việc như sau. A nửa đêm lẻn vào nhà B ăn trộm chưa lấy được gì bị B phát hiện nên A chạy trốn trên cây dừa. Đến sáng B đi tìm và thấy A trên cây dừa, A thấy B phát hiện ra mình trong lúc hoảng sợ A đã làm trái dừa rụng xuống, trong lúc trái dừa rụng xuống thì phía dưới có 1 cặp tình nhân C và D đang ăn cháo lưỡi, trái dừa rớt trúng đầu C tác động 1 lực làm cho lưỡi của D bị đứt chết. Qua giám định pháp y của D (nói chung D chết do đứt lưỡi). Vậy theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì truy tố ai, tội gì. Xin luật sư giúp mình thông não tí. Cảm ơn luật sư nhiều.


Luật sư Tư vấn Bộ luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 10/10/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Tội vô ý làm chết người

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

3./ Luật sư trả lời Nhiều tình tiết dẫn tới lỗi vô ý chết người truy cứu thế nào

Lỗi (đi kèm với hành vi phạm tội) là một trong những yếu tố quan trọng trong cấu thành tội phạm tội. Nhất là khi có hành vi dẫn đến hậu quả chết người, yếu tố lỗi là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định trong việc định tội danh cho người có hành vi. Như trong trường hợp, hành vi dẫn tới hậu quả chết người được thực hiện với lỗi vô ý thì người có hành vi sẽ bị truy cứu về tội vô ý làm chết người.

Căn cứ Điều 11 Bộ luật Hình sự:

Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1.Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

2.Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Theo đó, lỗi vô ý trong bộ luật hình sự gồm lỗi vô ý vì quá tự tin (Khoản 1 Điều 11 Bộ luật hình sự) và lỗi vô ý do cẩu thả (Khoản 2 Điều 11 Bộ luật hình sự). Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó sẽ không xảy ra hoặc xảy ra nhưng có thể ngăn chặn được. Còn lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm đã không nhìn thấy hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải nhìn thấy được

Trong trường hợp bạn đưa ra, xét trên mặt quy định của pháp luật hình sự, hành vi A lẻn vào nhà B để trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật nhưng hành vi này không có mối quan hệ nhân quả với  việc làm chết người. Việc B đi tìm A, tìm ra A đang ở trên cây dừa cũng không phải là hành vi gây ra hậu quả làm chết người. Còn lại là hành vi làm rơi quả dừa vào C và hành vi cắn đứt lưỡi D của C được nhận định như sau:

C là người có hành vi cắn đứt lưỡi của D, gây ra hậu quả D chết, tuy nhiên, hành vi này của C lại không nằm trong khả năng điều khiển của C. Vì, trong trường hợp này, C không thể biết được quả dừa sẽ rơi, khi quả dừa rơi trúng C, do bị tác động một lực mạnh, không nằm trong nhận thức của C, C mới cắn đứt lưỡi của D. Nói cách khác, trong trường hợp này C không có lỗi. Do đó, người chịu trách nhiệm về hậu quả sẽ là người có lỗi trong việc gây ra tác động đến C.

A có hành vi trèo lên cây dừa, làm quả dừa rơi trúng C. Khi trèo lên cây dừa, theo nhận thức của một người có đầy đủ năng lực hành vi, C hoàn toàn có khả năng nhận thấy hành vi này có thể tác động lên những quả dừa, làm quả dừa rơi, và khi quả dừa rơi, hoàn toàn có khả năng rơi trúng người khác, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác. Nói cách khác, hậu quả như trong tình huống mà bạn đưa ra hoàn toàn có thể được nhận thức. Lỗi của A trong trường hợp này là lỗi vô ý.

Căn cứ Điều 128 Bộ luật Hình sự:

Điều 128. Tội vô ý làm chết người

1.Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2.Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. …

Theo đó, hành vi của A đã đủ các dấu hiệu cấu thành tội vô ý làm chết người theo quy định trên.

Như vậy, trong trường hợp bạn đưa ra, người bị truy tố là A về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình s, với tội này, người thực hiện hành vi sẽ bị  phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, A còn có thể bị truy tố về tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191