Phiên điều trần là gì, thành phần phiên điều trần

Phiên điều trần là gì, khái niệm, định nghĩa phiên điều trần, thành phần phiên điều trần, quá trình diễn ra điều trần như thế nào?


Luật sư Tư vấn Luật Cạnh tranh – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 18 tháng 09 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Phiên điều trần

  • Luật cạnh tranh năm 2004
  • Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật cạnh tranh (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 119/2011/NĐ-CP)

3./ Luật sư tư vấn

Phiên điều trần là một trong những thủ tục quan trọng trong quá trình giải quyết một vụ việc cạnh tranh. Do đó, vụ việc cạnh tranh thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng cạnh tranh phải được xem xét, xử lý thông qua phiên điều trần và các quy định về phiên điều trần cũng được quy định rõ trong luật cạnh tranh và các văn bản dưới luật liên quan. Cụ thể:

Sau khi nhận được báo cáo điều tra và toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Và trong thời hạn 30 ngày, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong 3 quyết định sau:

-Mở phiên điều trần;

-Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong trường hợp nhận thấy các chứng cứ thu thập được chưa đủ để xác định hành vi vi phạm.

-Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh trong các trường hợp sau:

+Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đủ chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm quy định của Luật này và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh xét thấy đề nghị đó là xác đáng;

+Bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả gây ra và bên khiếu nại tự nguyện rút đơn khiếu nại;

+Bên bị điều tra đã tự nguyện chấm dứt hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả gây ra và Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đề nghị đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh trong trường hợp việc điều tra được tiến hành khi cơ quan quản lý cạnh tranh quyết định điều tra trong trường hợp phát hiện bên bị điều tra đang hoặc đã thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Trong trường hợp ra quyết định mở phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải mở phiên điều trần trong thời hạn 15 ngày. Quyết định mở phiên điều trần phải được giao cho các bên có tên trong quyết định chậm nhất mười ngày trước ngày mở phiên điều trần với các nội dung gồm: Bên bị điều tra; Bên khiếu nại hoặc cơ quan quản lý cạnh tranh trong trường hợp việc điều tra vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quy định; Điều, khoản cụ thể của Luật này bị vi phạm; Thời gian, địa điểm mở phiên điều trần; Phiên điều trần được tổ chức công khai hoặc tổ chức kín; Họ, tên của các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; Họ, tên điều tra viên đã điều tra vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần; Họ, tên luật sư; Họ, tên người phiên dịch; Họ, tên người làm chứng; Họ, tên người giám định; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Còn nếu ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải ra một trong 3 quyết định trên để xử lý vụ việc. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc phải được gửi cho bên bị điều tra, bên khiếu nại (nếu có) và cơ quan quản lý cạnh tranh.

Căn cứ vào quyết định mở phiên điều trần, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gửi giấy triệu tập cho những người cần phải có mặt tại phiên điều trần chậm nhất mười ngày trước ngày mở phiên điều trần.

Theo quy định tại Điều 104 Luật Cạnh tranh được hướng dẫn bởi Điều 101 và Điều 129 Nghị định 116/2005/NĐ-CP thì:

-Phiên điều trần được tổ chức công khai (trừ trường hợp nội dung điều trần có liên quan đến bí mật quốc gia, bí mật kinh doanh) với các yêu cầu sau:

+Phiên điều trần phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định mở phiên điều trần hoặc trong giấy báo mở lại phiên điều trần trong trường hợp phải hoãn phiên điều trần.

+Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ việc cạnh tranh bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của các bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; nghe điều tra viên đã điều tra vụ việc cạnh tranh tóm tắt kết luận điều tra. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chỉ được căn cứ vào kết quả của việc hỏi tại phiên điều trần, tranh luận và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên điều trần.

+Việc hỏi và tranh luận tại phiên điều trần phải được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ. Các thành viên của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh phải tham dự phiên điều trần từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, trừ trường hợp có thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không thể tiếp tục tham gia phiên điều trần và thành viên Hội đồng cạnh tranh tham dự phiên điều trần được thay thế cho thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đó. Trong trường hợp đặc biệt thì phiên điều trần có thể tạm ngừng nhưng không quá 05 ngày làm việc, hết thời hạn tạm ngừng, phiên điều trần được tiếp tục.

+Mỗi phiên điều trần phải có ít nhất một thành viên Hội đồng cạnh tranh không phải là thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tham dự.

-Những người tham gia phiên điều trần bao gồm:

+Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần;

+Bên bị điều tra;

+Bên khiếu nại;

+Luật sư;

+Điều tra viên đã điều tra vụ việc cạnh tranh;

+Những người khác được ghi trong quyết định mở phiên điều trần.

Sau khi nghe những người tham gia phiên điều trần trình bày ý kiến và tranh luận, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh tiến hành thảo luận, bỏ phiếu kín và quyết định theo đa số.

Như vậy, việc tổ chức phiên điều trần theo quy định trên đã đảm bảo cho người vi phạm trong lĩnh vực hạn chế cạnh tranh có cơ hội trao đổi lại các vấn đề có liên quan đến vụ việc hạn chế cạnh tranh, tránh việc áp đặt ý chí đơn phương của cơ quan Nhà nước trên cơ sở áp dụng chưa thấu đáo pháp luật cạnh tranh.

Với những tư vấn về câu hỏi Phiên điều trần, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức. 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191