Việt Kiều Mỹ có được đứng tên sở hữu nhà ở Biên Hòa không?

Câu hỏi của khách hàng: Việt Kiều Mỹ có được đứng tên sở hữu nhà ở Biên Hòa không?

Xin chào các luật sư

– Em là Trâm Việt Kiều Mỹ đã qua Mỹ 30 năm và không còn Quốc Tịch Việt Nam .

– Giờ em muốn mua một căn nhà ở Biên Hoà do em đứng tên thì có được không ạ ?


Luật sư Tư vấn Luật nhà ở – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 27/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Luật nhà ở

  • Luật nhà ở 2014
  • Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật nhà ở

3./ Luật sư trả lời Việt Kiều Mỹ có được đứng tên sở hữu nhà ở Biên Hòa không?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Theo thông tin bạn cung cấp, trước đó bạn có quốc tịch Việt Nam tuy nhiên bạn đã định cư ở Mỹ 30 năm và đã không còn quốc tịch Việt Nam thì bạn có thể lựa chọn xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài để mua nhà ở tại Việt Nam. Trường hợp lựa chọn xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, phải có giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đối với trường hợp bạn lựa chọn xác định người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

Theo quy định của Luật nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài nếu đáp ứng được các điều kiện sau:

Căn cứ Điều 8 Luật nhà ở 2014 về Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở:

“1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

a)  Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

…”

Theo đó, nếu bạn không thuộc trường hợp bị cấm xuất nhập cảnh thì có quyền mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản, mua nhà ở của hộ gia đình, cá nhân và được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất.

Đối với trường hợp bạn lựa chọn xác định là người nước ngoài:

Căn cứ Khoản 3 Điều 60 Luật nhà ở 2014 về Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

“3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật”

Và Khoản 3 Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP về thời hạn sở hữu nhà ở:

“3. Cá nhân nước ngoài quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 159 của Luật Nhà ở được sở hữu nhà ở tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận; khi hết thời hạn sở hữu nhà ở ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn thêm theo quy định tại Điều 77 của Nghị định này.”

Theo đó, bạn là cá nhân nước ngoài không thuộc trường hợp cấm nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nhưng thời hạn sở hữu là 50 năm. Tuy nhiên, hết thời hạn bạn có nhu cầu gia hạn thì sẽ được Nhà nước xem xét, gia hạn.

Như vậy, bạn được quyền đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất và bạn có thể lựa chọn một trong hai đối tượng trên để được sở hữu nhà ở.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191