Đã làm việc 6 tháng nhưng không lương và không hợp đồng lao động

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Đã làm việc 6 tháng nhưng không trả lương và không hợp đồng lao động?

Tôi làm lao động tại công ty Hải Long, làm công việc sắp xếp các hộp thực phẩm vào hộp, hồi đầu chúng tôi được tuyển dụng theo đợt nên khá đông khoảng hơn 30 người, họ nói sau khi làm khoảng 3 tháng sẽ cho ký hợp đồng và bắt đầu được đóng bảo hiểm, tuy nhiên tới thời điểm này là tôi đã làm được 6 tháng rồi nhưng vẫn không được ký hợp đồng lao động và hiện họ còn đang nợ 2 tháng lương của tôi chưa trả, như vậy tôi phải làm thế nào để có thể bảo vệ cho mình?


Đã làm việc 6 tháng nhưng không trả lương và không hợp đồng lao động?
Đã làm việc 6 tháng nhưng không trả lương và không hợp đồng lao động?

Luật sư Tư vấn Đã làm việc 6 tháng nhưng không lương và không hợp đồng lao động – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 14 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Bộ luật Lao động 2012
  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động

3./Luật sư trả lời

Đối với trường hợp của bạn, trước tiên về vấn đề bạn làm việc cho công ty với thời gian làm việc là 6 tháng nhưng không được công ty ký hợp đồng lao động.

Theo Điều 18 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động như sau:

“1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người”.

Căn cứ quy định nêu trên thì công ty đã vi phạm pháp luật về lao động. Theo đó, bạn có thể yêu cầu với lãnh đạo công ty thực hiện các thủ tục ký kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp công ty này từ chối, bạn có quyền làm đơn khiếu nại đến Phòng Lao động – thương binh và xã hội cấp quận/huyện nơi công ty đóng trụ sở để nhờ can thiệp hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

Về vấn đề công ty thiếu nợ lương: Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 quy định về vấn đề tiền lương như sau:

Điều 95. Kỳ hạn trả lương 

“1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.

2. Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.

3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng”.

Điều 96. Nguyên tắc trả lương

“Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương”.

Mặt khác tại Điều 24 Nghị định 05/2015 /NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động quy định:

Điều 24. Nguyên tắc trả lương

1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương”.

Như vậy, về vấn đề này công ty phải trả lương đúng hạn theo thỏa thuận với người lao động. Trường hợp vì lý do bất khả kháng không thể trả được lương cho người lao động thì được chậm trả lương nhưng không được trả chậm quá 1 tháng, và sẽ phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191