Mua bán ô tô có cần người làm chứng mới có hiệu lực pháp luật

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mua bán ô tô có cần người làm chứng mới có hiệu lực pháp luật?

Tôi được biết các hoạt động mua bán giao dịch tài sản lớn thì cần phải có người làm chứng mới có hiệu lực, thế cho tôi hỏi là tôi mua bán ô tô, giá trị cũng rất cao thì có cần người làm chứng mới có hiệu lực cao nhất và giá trị pháp luật không, có thể 2 bên ký trước xong tìm người làm chứng và để người làm chứng ký sau được không?


Mua bán ô tô có cần người làm chứng mới có hiệu lực pháp luật?
Mua bán ô tô có cần người làm chứng mới có hiệu lực pháp luật?

Luật sư Tư vấn Mua bán ô tô có cần người làm chứng mới có hiệu lực pháp luật – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 10 tháng 12 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời

Khi mua bán ô tô, các bên sẽ giao kết với nhau một Hợp đồng mua bán tài sản (Hợp đồng mua bán ô tô) theo đó thể hiện thỏa thuận giữa các bên về nghĩa vụ giao tài sản, nghĩa vụ nhận tiền của bên bán đối với bên mua và nghĩa vụ nhận tài sản, nghĩa vụ trả tiền của bên mua mua đối với bên bán.

Dưới đây là các quy định liên quan đến hiệu lực của hợp đồng trong BLDS 2015:

Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng

1.Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

2.Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Điều 407. Hợp đồng vô hiệu

1.Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

2.Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

3.Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1.Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

3.Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Như vậy, pháp luật luôn đề cao hợp đồng là sự tự do ý chí, tự do thỏa thuận giữa các bên, cụ thể trong hợp đồng mua bán tài sản là bên mua và bên bán. Việc xuất hiện thêm chủ thể thứ ba là người làm chứng không có ý nghĩa ảnh hưởng hiệu lực của hợp đồng mà mang ý nghĩa minh chứng cho sự tồn tại của hợp đồng mua bán giữa hai bên. Đây sẽ là một chứng cứ hữu hiệu chứng minh sự tồn tại của hợp đồng trong trường hợp các bên xảy ra tranh chấp.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191