Mua hàng online rồi không cho trả có vi phạm pháp luật

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mua hàng online rồi không cho trả có vi phạm pháp luật?

Tôi tuần trước có mua 2 chiếc váy online qua facebook, lúc mua hàng trên facebook tôi đã nói rõ số đo cân nặng của mình để họ tư vấn rồi, họ còn cam đoan hàng mặc vừa đẹp, vậy mà khi gửi váy họ vẫn gửi cho tôi size quá rộng, không thể mặc được, đường nét thì xấu, chất liệu vải cũng không đúng ý tôi, tôi muốn trả hàng nhưng họ lại không cho trả và cũng không hoàn tiền hay cho đổi hàng mới như vậy có phải là vi phạm pháp luật không ạ?


Mua hàng online rồi không cho trả có vi phạm pháp luật?
Mua hàng online rồi không cho trả có vi phạm pháp luật?

Luật sư Tư vấn Mua hàng online rồi không cho trả có vi phạm pháp luật – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 21 tháng 12 năm 2017

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010

3./Luật sư trả lời

Theo quy định của pháp luật, người bán có thể có nghĩa vụ nhận lại hàng hóa trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, bên bán có nghĩa vụ sửa chữa, đổi, giảm giá và bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của bên mua do vi phạm quy định của pháp luật Dân sự về chất lượng vật mua bán. Bộ luật Dân sự 2015 quy định tại Khoản 1, Điều 445 về  Bảo đảm chất lượng vật mua bán.

“Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảm giá và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

“Khuyết tật của hàng hóa” được làm rõ theo định nghĩa “hàng hóa khuyết tật” của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 tại Khoản 3, Điều 3 như sau:

“Hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:

a) Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật;

b) Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ;

c) Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.”

Thứ hai, bên bán có trách nhiệm hoàn trả tiền và nhận lại hàng hóa nếu bên mua yêu cầu hủy hợp đồng trong các trường hợp sau:

– Bên bán giao tài sản không đúng số lượng theo Điểm c, Khoản 2, Điều 437, Bộ luật Dân sự 2015;

– Bên bán giao vật không đồng bộ theo Điểm b, Khoản 1, Điều 438 Bộ luật Dân sự 2015;

– Bên bán giao tài sản không đúng chủng loại theo Khoản 3, Điều 439 Bộ luật Dân sự 2015.

Vậy đối với trường hợp thực hiện một giao dịch dân sự là “mua bán hàng hóa online”, nếu sản phẩm mà người bán giao cho người mua không đảm bảo đúng chất lượng, số lượng, chủng loại, đồng bộ như nội dung hợp đồng thì người mua có quyền yêu cầu người bán nhận lại sản phẩm. Trường hợp người bán không nhận lại sản phẩm theo yêu cầu của bên mua thì bị coi là vi phạm pháp luật.

        Căn cứ Điều 25 Luật Bảo vệ người tiêu dùng 2010 quy định về việc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:

Điều 25. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhiều người tiêu dùng, lợi ích công cộng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.

2. Người tiêu dùng, tổ chức xã hội có nghĩa vụ cung cấp thông tin, bằng chứng có liên quan đến hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Theo đó, người mua có thể yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện nơi thực hiện giao dịch giải quyết.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191