Phạm vi đại diện theo pháp luật

Phạm vi đại diện theo pháp luật

 


Vợ chồng A có 3 con, 2 con đã trưởng thành và 1 con 16 tuổi. Vợ chồng A có tài sản chung là 1 xe ô tô và 2 căn nhà. chồng A chết không để lại di chúc. A thuyết phục 2 người con đã trưởng thành lập văn bản từ chối nhận di sản. Sau đó, A đứng tên toàn bộ khối di sản. Vì còn 1 người con chưa trưởng thành nên A là đại diện theo pháp luật của người con này. Sau đó, A đem toàn bộ tài sản thế chấp ngân hàng để vay tiền tiêu xài cá nhân mà không lo lắng cho các con. Nay A mất khả năng trả nợ, ngân hàng kiện yêu cầu phát mãi tài sản. Xin Luật sư cho hỏi phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho người con chưa trưởng thành kia? Vì người con chưa trưởng thành nên không thể đứng đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung được. Mặc khác, A là người đại diện theo pháp luật của người con này nên không thể tự mình đại diện con mình mà đứng ra kiện chính bản thân mình để yêu cầu chia? Xin Luật sư tư vấn hướng giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người con chưa thành niên nêu trên. Xin chân thành cám ơn!

 

Gửi bởi: Nguyễn Minh Trường Sơn

Trả lời có tính chất tham khảo

Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên được quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 như sau: “Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ”.

Điều 144 BLDS 2005 quy định về phạm vi đại diện như sau: 1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. 5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Căn cứ theo quy định trên, giao dịch dân sự do người mẹ thế chấp ngân hàng để vay tiền tiêu xài không vì lợi ích của người con chưa thành niên, phần tài sản riêng của người con chưa thành niên trong 2 mảnh đất trên mà người mẹ giao dịch sẽ bị vô hiệu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 146 BLDS 2005, thì người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Theo Điều 86 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, tại khoản 2 quy định người có quyền yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên gồm người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, hội liên hiệp phụ nữ… Sau khi có quyết định của Tòa án, việc quản lý tài sản riêng của con được giao cho người giám hộ mới theo quy định của Bộ luật dân sự.i

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Luật 52/2014/QH13 Hôn nhân và gia đình

 

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191