Phụ huynh có được yêu cầu trả lại học phí khi phát hiện cơ sở giáo dục không hợp pháp không

Câu hỏi của khách hàng: Phụ huynh có được yêu cầu trả lại học phí khi phát hiện cơ sở giáo dục không hợp pháp không

Cho tôi xin hỏi một tý. Nếu trường hợp phát hiện một cơ sở giáo dục không đủ tính pháp lý. Thì khi phụ huynh học sinh phát hiện thì có quyền yêu cầu trả tiền học phí lại hay không?


Luật sư Tư vấn Luật Giáo dục – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 19/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề xử lý cơ sở giáo dục hoạt động trái phép

Nghị định số 138/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

3./ Luật sư trả lời Phụ huynh có được yêu cầu trả lại học phí khi phát hiện cơ sở giáo dục không hợp pháp không

Cơ sở giáo dục khi tiến hành hoạt động phải được cấp phép của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và phải đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học trong suốt quá trình hoạt động phù hợp với quy mô và chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục. Theo đó, cơ sở giáo dục hoạt động không đủ tính hợp pháp có thể hiểu là cơ sở giáo dục hoạt động trái phép (khi chưa được cấp giấy phép) hoặc vi phạm các quy định về yêu cầu tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục sau khi đã được cấp phép hoạt động. Trường hợp có vi phạm, bên cạnh trách nhiệm pháp lý cơ sở giáo dục phải gánh chịu theo quy định pháp luật, thì cơ sở giáo dục bị buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

Căn cứ Điều 4 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định các biện pháp khắc phục hậu quả và các Điều 5,6 Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định về xử lý các hành vi vi phạm quy định về thành lập, tổ chức hoạt động cơ sở giáo dục như sau:

  • Về Vi phạm quy định về thành lập cơ sở giáo dục:

“Điều 5. Vi phạm quy định về thành lập cơ sở giáo dục, tổ chức thuộc cơ sở giáo dục

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục.

2. Phạt tiền đối với hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ để được thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục như sau:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;

b) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường trung cấp chuyên nghiệp;

d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường cao đẳng, trường đại học.

3. Phạt tiền đối với hành vi tự ý thành lập cơ sở giáo dục theo các mức phạt sau đây:

a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;

b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học;

c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường trung cấp chuyên nghiệp;

d) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường cao đẳng, trường đại học, học viện.

4. Phạt tiền đối với hành vi thành lập tổ chức thuộc cơ sở giáo dục không đúng thẩm quyền theo các mức phạt sau đây:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức thuộc cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức thuộc cơ sở giáo dục đại học.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng quyết định thành lập, cho phép thành lập trong thời gian từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với trường hợp đã tuyển trái phép do hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

b) Buộc giải thể cơ sở giáo dục, tổ chức thuộc cơ sở giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.”

Về Vi phạm quy định về điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục:

“Điều 6. Vi phạm quy định về điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong quyết định cho phép hoạt động giáo dục.

2. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài địa điểm được phép theo các mức phạt sau đây:

a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục mầm non;

b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học;

c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường trung cấp chuyên nghiệp;

d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở giáo dục đại học.

3. Phạt tiền đối với hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục như sau:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hoạt động giáo dục mầm non;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hoạt động giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, ngoại ngữ, tin học;

c) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hoạt động giáo dục trung cấp chuyên nghiệp;

d) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hoạt động giáo dục đại học.

4. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục khi chưa được phép hoạt động theo các mức phạt sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục mầm non;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục phổ thông;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục trung cấp chuyên nghiệp;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục đại học, trừ trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều này;

đ) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục theo chương trình thạc sĩ, tiến sĩ.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng quyết định cho phép hoạt động giáo dục từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động giáo dục từ 12 đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chuyển người học về địa điểm đã được phép hoạt động giáo dục đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với trường hợp đã tuyển trái phép do hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.”

Theo đó, Khi có hành vi vi phạm quy định về thành lập (bao gồm các hành vi làm giả giấy tờ thành lập, hoạt động cơ sở giáo dục khi chưa được cấp phép) và vi phạm quy định về tổ chức hoạt động cơ sở giáo dục thì cơ sở giáo dục bên cạnh việc xử phạt theo quy định pháp luật, sẽ bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là : ” Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được đối với trường hợp đã tuyển trái phép do hành vi vi phạm quy định”.

Theo đó, cơ sở giáo dục sẽ phải trả lại kinh phí đã thu tức học phí cho người học khi không chuyển được người học sang cơ sở giáo dục khác.

Như vậy, với trường hợp phát hiện cơ sở giáo dục hoạt động “không đủ tính pháp lý”, anh/chị có trách nhiệm thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời xử lý. Về tiền học phí, cơ sở giáo dục có trách nhiệm phải trả lại các khoản tiền đã thu cho người học khi không chuyển người học được sang cơ sở khác. Cho nên, trường hợp này, anh/chị vẫn có thể gửi đơn yêu cầu trả lại học phí để tự sắp xếp cho con mình vào học tại cơ sở giáo dục khác.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191