Thế nào là tính nguy hiểm cho Xã hội của hành vi bị cho là tội phạm? Các căn cứ để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội?

Thế nào là tính nguy hiểm cho Xã hội của hành vi bị cho là tội phạm? Các căn cứ để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội?


Luật sư Tư vấn Luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 11 tháng 07 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề xác định tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm

  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;
  • Bộ luật Hình sự 1999
  • Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2009

3./ Luật sư tư vấn

Tính nguy hiểm cho xã hội là một thuộc tính của tội phạm được quy định tại Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể, Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”

Theo đó, pháp luật hiện nay không định nghĩa cụ thể thế nào là tính nguy hiểm cho xã hội, mà chỉ liệt kê các hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội được xác định là tội phạm. Đây là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ và dựa trên quan điểm lập pháp của nhà nước cho rằng hành vi, hậu quả đã xảy ra hoặc có thể xảy ra là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Do đó, để nhận định được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, cần xác định dấu hiệu thực tế khách quan của hành vi và hậu quả của chúng.

Cũng trên cơ sở quy định pháp luật nêu trên, tội phạm được xác định dựa trên căn cứ quy định theo pháp luật hình sự được quy định cụ thể với từng tội riêng tương ứng với hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức. Cụ thể, để xác định tội phạm theo quy định pháp luật ghi nhận, cơ quan có thẩm quyền xem xét dựa trên 4 yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: mặt khách quan của tội phạm, khách thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm mà pháp luật quy định và đối chiếu với hành vi thực tế mà người phạm tội thực hiện để xác định có hay không dấu hiệu của tội phạm. Cụ thể:

Thứ nhất, mặt khách quan của tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm là toàn bộ biểu hiện trên thực tế của hành vi mà người phạm tội, thể hiện mối quan hệ của chủ thể vi phạm và quan hệ xã hội bị xâm hại. Mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi trái pháp luật, hậu quả vi phạm pháp luật, mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và hậu quả, các yếu tố bên ngoài như hoàn cảnh, điều kiện, phương tiện, công cụ thực hiện.

– Hành vi trái pháp luật: Là xử sự của con người trái với quy định của pháp luật. Hành vi trái pháp luật bao gồm hành động và không hành động

Ví dụ: hành vi trái pháp luật

+  Hành động: Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191 BLHS 2015)

+ Không hành động: Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 BLHS 2015)

– Hậu quả của vi phạm pháp luật: Là tác động của hành vi vi phạm lên quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Căn cứ vào hậu quả thực tế để đánh giá mức độ nguy hiểm của vi phạm pháp luật, từ đó phân loại tội phảm. Hậu quả được biểu hiện qua thiệt hại cụ thể (thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản,…) và thiệt hại trừu tượng (thiệt hại danh dự, nhân phẩm, tinh thần,…). Hậu quả này cũng có thể là hậu quả đã xảy ra trên thực tế (thương tích sức khỏe, mất tài sản,…) hoặc mới chỉ là nguy cơ gây hại (chưa xảy ra hậu quả trên thực tế nhưng tiềm tàng nguy cơ gây hại, vì vậy vẫn bị xử lý)

– Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và hậu quả: Giữa hành vi vi phạm và hậu quả cần có mối quan hệ nhân quả. Hành vi vi phạm là cái có trước, là nguyên nhân; hậu quả là cái có sau, là kết quả tất yếu của hành vi. Cần dựa vào mối quan hệ nhân quả này để xác định nguyên nhân của thiệt hại, từ đó đánh giá hành vi nào là hành vi phạm tội.

– Các yếu tố tác động bên ngoài: hoàn cảnh, điều kiện, công cụ, phương tiện. Đây là các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của hành vi. Hành vi thực hiện trong hoàn cảnh khác nhau; với điều kiện khác nhau; sử dụng công cụ phương tiện khác nhau sẽ có bản chất khác nhau.

Ví dụ: cùng là hành vi gây thương tích, nếu cố ý thực hiện hành vi thì bị xem xét vào tội cố ý gây thương tích (Điều 134 BLHS 2015), nếu thực hiện trong trường hợp phòng vệ chính đáng thì được xem xét là một căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điểm c Điều 51 BLHS 2015

Thứ hai, khách thể của tội phạm. Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại. Khách thể được thể hiện thông qua đối tượng bị xâm hại. Đối tượng này có thể là chủ quyền đất nước; tính mạng, sức khỏe con người; tài sản;… Đối tượng bị xâm hại khác nhau dẫn đến mức độ nguy hiểm của hành vi cũng khác nhau. Ví dụ trộm cắp 200.000 thì chỉ bị xử phạt hành chính, trộm cắp 50.000.000 bị xem xét trách nhiệm hình sự

Thứ ba, mặt chủ quan của tội phạm: là trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể khi thực hiện hành vi, bao gồm các yếu tố: lỗi, động cơ, mục đích

– Lỗi: là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi và hậu quả của nó tại thời điểm thực hiện hành vi. Dựa vào thái độ của chủ thể đối với hành vi và hậu quả của nó, lỗi được chia làm 2 loại: lỗi cố ý và lỗi vô ý. Cần phân định rõ tính cố ý hay vô ý của hành vi để xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể .

– Động cơ: là động lực bên trong thức đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

– Mục đích: là kết quả mà chủ thể thực hiện hành vi hướng tới

Thứ 4, chủ thể của tội pham. Chủ thể tội phạm là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Năng lực trách nhiệm pháp lý của cá nhân được xác định dựa trên độ tuổi và khả năng nhận thức, điều khiển hành vi

– Độ tuổi: mỗi độ tuổi khác nhau có khả năng nhận thức khác nhau, vì vậy cần căn cứ vào độ tuổi để đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. BLHS 2015 quy định người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự, người từ 14-16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự với một số tội và người từ đủ 16 tuổi chịu trách nhiệm hình sự vềm ọi tội phạm

– Khả năng nhận thức và thực hiện thành vi: cùng thực hiện một hành vi nhưng khả năng nhận thức của chủ thể khác nhau sẽ dẫn đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi khác nhau. BLHS 2015 quy định hành vi do những người không có năng lực trách nhiệm hình sự (bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức điều khiển hành vi) thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vậy, tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm có thể hiểu là những hậu quả, thiệt hại xảy ra hoặc sẽ xảy ra xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ mang tính nguy hại cho một người, một cộng đồng người. Việc đánh giá tính nguy hiểm cho xã hội để xác định tội phạm phụ thuộc vào quan điểm lập pháp của Nhà nước phù hợp với tình hình phát triển đất nước, phù hợp với văn hóa dân tộc,… trong từng thời kỳ. Ví dụ như: Tại thời điểm ban hành Bộ luật Hình sự 1999, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi người có hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác từ 500.000 nghìn đồng trở lên. Đến năm 2009, thời điểm này, Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 2009 ghi nhận sửa đổi Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi người có hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác từ 500.000 đồng thành 2.000.000 đồng . Do đó, có thể thấy các quy định của Bộ luật hình sự không bất biến mà có thể được thay đổi qua các thời gian khác nhau. Tính nguy hiểm cho xã hội của mỗi thời kỳ cũng được đánh giá khác nhau.

Với những tư vấn về câu hỏi Thế nào là tính nguy hiểm cho Xã hội của hành vi bị cho là tội phạm? Các căn cứ để đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191