Vào thăm người thân trong trại giam được mang những gì

Vào thăm người thân trong trại giam thì được mang những gì? Nên mua gì? Những thứ được cầm theo khi đi thăm tù nhân, phạm nhân.

Con tôi phải lĩnh án từ năm 2020, còn phải ngồi 2 năm nữa mới hết, tôi muốn vào thăm cháu và mang cho nó những vật dụng cá nhân cần thiết thì có được không như xà phòng, bàn chải, quần áo lót, quy định có phải kiểm tra không và mang thế nào vào, mong được luật sư hướng dẫn.


Vào thăm người thân trong trại giam được mang những gì?
Vào thăm người thân trong trại giam được mang những gì?

Luật sư Tư vấn Vào thăm người thân trong trại giam được mang những gì – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 9 tháng 12 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

  • Luật Thi hành án hình sự 2010
  • Thông tư 46/2011/TT-BCA quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân
  • Thông tư 58/2011/TT-BCA quy định về đồ vật cấm đưa vào trại giam và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm

3./ Luật sư trả lời

Về quy định khi vào thăm người thân trong trại giam được mang những gì thì pháp luật hiện nay không có quy định cụ thể, tuy nhiên từ các quy định về tổ chức cho phạm nhân nhận đồ thì có thể thấy khi vào thăm phạm nhân trong trại giam, người thân của phạm nhân được mang theo thư, thuốc men và các đồ vật không thuộc danh mục cấm đưa vào trại giam theo quy định pháp luật. (xem chi tiết tại Điều 3 Thông tư 58/2011/TT-BCA)

Hoạt động tổ chức cho phạm nhân nhận, gửi thư và nhận quà; tổ chức cho phạm nhân nhận, sử dụng thuốc chữa bệnh được quy định tại Điều 9, 10 Thông tư 46/2011/TT-BCA dưới đây:

Điều 9. Tổ chức cho phạm nhân nhận, gửi thư và nhận quà

1.Khi gặp thân nhân, phạm nhân được nhận quà, thư. Thư và quà của phạm nhân phải được cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp kiểm tra kỹ trước khi đưa vào trại giam.

2.Phạm nhân được gửi mỗi tháng 02 lá thư; trường hợp xét thấy cần thiết như phạm nhân ốm nặng hoặc phải thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì được gửi điện tín. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư, điện tín mà phạm nhân gửi và nhận.

3.Ngoài việc được nhận thư và quà khi gặp thân nhân, mỗi tháng phạm nhân được nhận quà qua đường bưu điện do thân nhân gửi 02 lần, mỗi lần không quá 05kg (nếu gửi 01 lần thì không quá 10kg). Phạm nhân chấp hành tốt Nội quy trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ; có thành tích trong lao động, học tập hoặc lập công thì được nhận thêm 01 lần quà không quá 05kg. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức kiểm tra thư, quà gửi qua đường bưu điện cho phạm nhân và xử lý theo quy định của pháp luật.

4.Nghiêm cấm phạm nhân nhận, sử dụng các loại hàng hóa, đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ theo quy định của pháp luật.

5.Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn phạm nhân thông báo cho thân nhân biết những hàng hóa, đồ vật, văn hóa phẩm phạm nhân không được nhận và biết chính xác địa chỉ nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù (đội, tổ, phân trại) để thân nhân gửi thư, quà đúng địa chỉ.

6.Căn cứ vào điều kiện cụ thể, các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tổ chức hoạt động căng tin để bán lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho phạm nhân. Giá bán lương thực, thực phẩm và các loại hàng hóa phải được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện duyệt, sau khi trừ chi phí hợp lý, không được cao hơn giá bán lẻ tại địa phương.

Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp quy định cụ thể việc tổ chức hoạt động căng tin trong các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.

Điều 10. Tổ chức cho phạm nhân nhận, sử dụng thuốc chữa bệnh

1.Thân nhân phạm nhân khi đến thăm gặp hoặc qua đường bưu điện, có thể gửi thuốc chữa bệnh, thuốc bổ cho phạm nhân. Thuốc do thân nhân gửi cho phạm nhân phải có nhãn, mác, hàm lượng, công dụng, nơi sản xuất và còn thời hạn sử dụng.

2.Các loại thuốc chữa bệnh, thuốc bổ do thân nhân gửi cho phạm nhân phải có tủ đựng riêng. Cán bộ y tế trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, quản lý và hướng dẫn phạm nhân sử dụng các loại thuốc chữa bệnh, thuốc bổ của thân nhân gửi theo quy định. Thuốc hết hạn sử dụng phải lập biên bản hủy có chứng kiến, ký (hoặc điểm chỉ) xác nhận của phạm nhân. Khi phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc phải chuyển đi nơi khác, cán bộ y tế phải kiểm tra, đối chiếu, trả lại cho phạm nhân số thuốc chưa sử dụng hết hoặc bàn giao thuốc kèm theo hồ sơ sức khỏe của phạm nhân cho đơn vị tiếp nhận.

3.Khi phạm nhân ốm đau có nhu cầu sử dụng thuốc, cán bộ y tế căn cứ vào bệnh lý, phác đồ điều trị, cấp thuốc và hướng dẫn phạm nhân sử dụng trước sự chứng kiến của cán bộ. Thuốc của phạm nhân nào thì phạm nhân đó sử dụng và phải ghi rõ trong bệnh án: “Thuốc do thân nhân gửi” hoặc ghi vào Sổ theo dõi. Phạm nhân nhận, sử dụng thuốc phải ký tên hoặc điểm chỉ (nếu không biết chữ) vào bệnh án hoặc Sổ theo dõi.

4. Tùy điều kiện cụ thể, các trại giam, trại tạm giam có thể phối hợp với công ty dược địa phương để mở quầy thuốc tại các phân trại để phục vụ nhu cầu phòng, chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe cho phạm nhân. Hoạt động của quầy thuốc phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Quầy thuốc do cán bộ làm công tác dược của trại giam, trại tạm giam quản lý, bán thuốc và chịu trách nhiệm. Giá bán các loại thuốc phải được Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam duyệt; sau khi trừ chi phí hợp lý, không được cao hơn giá bán lẻ tại địa phương.

Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 3 Thông tư 58/2011/TT-BCA, khi vào thăm phạm nhân, người vào thăm không được mang các đồ vật như sau:

– Các loại vũ khí, vật liệu nổ: Vũ khí quân dụng các loại; các loại súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự; lựu đạn, mìn, vật liệu nổ các loại.

– Công cụ hỗ trợ: Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này; các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa; các loại lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, mũ chống đạn và các loại công cụ hỗ trợ khác.

– Chất gây mê, chất độc, chất cháy, chất gây cháy, chất phóng xạ, hóa chất, độc dược.

– Các chất ma túy và thuốc tân dược có thành phần gây nghiện.

– Rượu, bia và các chất kích thích khác.

– Các đồ dùng bằng kim loại và đồ vật khác như: Dây lưng, dây điện, dây đàn, đồ làm bằng sành sứ, đá, thủy tinh, phích nước, đồ vật sắc nhọn và các vật có thể dùng làm hung khí.

– Tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý.

– Các loại giấy tờ khác như: Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, giấy chứng nhận nghề, bằng cấp, chứng chỉ và các giấy tờ chứng nhận khác.

– Các loại thiết bị kỹ thuật, điện tử: Các loại máy ghi âm, ghi hình, máy nghe nhìn, điện thoại, bộ đàm.

– Các loại ấn phẩm: Sách, báo bằng tiếng nước ngoài, các ấn phẩm về tôn giáo, tín ngưỡng chưa qua kiểm duyệt; tranh, ảnh, phim, băng đĩa có nội dung mê tín dị đoan, phản động, đồi trụy; các loại bài lá và các loại sách, báo ấn phẩm gây ảnh hưởng xấu đến công tác quản lý, giáo dục phạm nhân.

– Các đồ vật khác có thể gây mất an toàn trại giam, gây nguy hại cho bản thân phạm nhân và người khác, ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi trường hoặc để sử dụng vào mục đích đánh bạc.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191