Hợp đồng kinh doanh nhiên liệu đốt

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

­­­Hà Nội, ngày 21 tháng 07 năm 2020

HỢP ĐỒNG KINH DOANH NHIÊN LIỆU ĐỐT

Số: 24/2020/HĐKD

  • Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
  • Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;
  • Căn cứ Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
  • Căn cứ Nghị định 67/2017/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí;
  • Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.

Hôm nay, ngày 21 tháng 07 năm 2020. Chúng tôi gồm có:

Bên bán ( Sau đây gọi tắt là bên A):

Tên công ty :………………

Địa chỉ trụ sở:……………

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Số điện thoại: ………………

Số tài khoản: ………………

Đại diện: ………………….. Chức vụ : ………………….

Căn cứ đại diện: ………………………

Bên mua (Sau đây gọi tắt là bên B):

Tên công ty :……………………

Địa chỉ trụ sở:…………………

Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:………………… do Sở Kế hoạch và đầu tư……………. cấp ngày…./…./……….

Số điện thoại: …………………

Số tài khoản: …………………

Đại diện: ……………….. Chức vụ : ………………….

Căn cứ đại diện: …………………

Hai bên đã thoả thuận và thống nhất ký kết hợp Hợp đồng kinh doanh nhiên liệu đốt số 24/2020/HĐKD với các điều khoản như sau:

Điều 1: Phạm vi hợp đồng

Bên A đồng ý bán cho bên B nhiên liệu đốt bao gồm các loại: xăng, dầu, khí đốt

Với số lượng như sau:

…………..

Điều 2: Tiêu chuẩn hàng hoá

Bên Agiao toàn bộ nhiên liệu đúng với số lượng như đã thoả thuận trong đơn đặt hàng cho bên B theo như Điều 1 Hợp đồng này.

– Tình trạng bảo quản: Nhiên liệu bên A cung cấp phải đảm bảo được bảo quản nguyên vẹn, không bị rò rỉ thất thoát trong những vật chứa phù hợp.

– Cùng với việc giao hàng hoá trên, bên A cung cấp cho bên B toàn bộ giấy tờ chứng minh số lượng nhiên liệu đã giao đạt tiêu chuẩn chất lượng như đã thoả thuận; giấy tờ chứng minh nguồn gốc của nhiên liệu.

– Trước khi nhận hàng, bên B sẽ kiểm tra chất lượng các loại nhiên liệu lấy từ phương tiện vận chuyển của bên A trước khi nhập kho.

Điều 3: Phương thức giao nhận

– Bên A sẽ chuyển toàn bộ số nhiên liệu trên cho bên B trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn hàng.

– Địa điểm giao nhận: Tại trụ sở công ty B có địa chỉ:……………

– Trong quá trình vận chuyển, bên A phải đảm bảo tiêu chuẩn vật chứa đựng nhiên liệu phù hợp để không gây ảnh hưởng tới chất lượng của hàng hoá bên trong.

– Sau khi bàn giao toàn bộ hàng hoá  như đã thoả thuận,  hai bên phải lập biên bản chứng từ ghi nhận việc bàn giao và nhập kho có chữ ký xác nhận của cả hai bên.

Điều 4: Giá trị hợp đồng

– Giá trị đơn hàng hai bên thoả thuận là: ………… VNĐ (Bằng chữ:…………).

Mức giá này là giá hàng hoá chưa thuế được thể hiện trên hoá đơn hợp lệ của bên A, bên A sẽ thông báo cho bên B tại từng thời điểm, phù hợp với tình hình thị trường, tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý giá nhiên liệu đốt.

– Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có sự thay đổi về giá so với mức giá bên A đã thông báo thì bên A sẽ có văn bản thông báo cho bên B để hai bên thoả thuận theo giá mới. Nếu không thoả thuận được thì hai bên tạm ngưng thực hiện hợp đồng.

Điều 5: Rủi ro

– Trường hợp bên B không tiếp nhận hàng vì lý do chất lượng thì hai bên tiến hành lập biên bản đồng thời gửi mẫu nhiên liệu cho cơ quan kiểm tra chất lượng cho hai bên thống nhất lựa chọn. Việc lấy mẫu phải thực hiện đúng tiêu chuẩn đã quy định của pháp luật.

Dựa vào kết quả kiểm tra chất lượng lấy mẫu tại phương tiện vận chuyển để xá định trách nhiệm về chất lượng lô hàng, bên nào có lỗi phải chịu mọi chi phí phát sinh hợp lệ.

– Trong quá trình vận chuyển, nếu nhiên liệu bị rò rỉ thất thoát làm ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng hàng hoá, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh thì bên A phải chịu trách nhiệm bồi thường.

– Trong trường hợp vì lý do khách quan khiến việc giao nhận không đảm bảo đúng như thoả thuận thì chi phí phát sinh để khắc phục sẽ do hai bên tự thoả thuận.

– Nếu phương tiện vận chuyển của bên A đến giao hàng theo đơn đặt hàng nhưng vì lý do từ phía bên B mà bên B không tiếp nhận hoặc kéo dài thời gian nhận hàng thì bên B chịu mọi chi phí phát sinh cho bên A bao gồm: cước phí vận chuyển đi về, hao hụt vận chuyển, bơm rót và tiền phạt lưu phương tiện theo quy định pháp luật hiện hành.

– Sau khi nhập kho, nếu phát hiện có hư hỏng đối với nhiên liệu, bên B sẽ báo lại cho bên A để yêu cầu hoản trả trong thời hạn tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhập kho. Kết thúc thời hạn, nếu nhận được phản hồi hoàn trả hoặc bồi thường thiệt hại từ phía bên B thì bên A không chịu trách nhiệm.

Điều 6: Thanh toán

– Bên B sẽ thanh toán cho bên A đầy đủ số tiền đã nêu tại Điều 6.

– Việc thanh toán giữa hai bên sẽ thực hiện trong hai đợt. Đợt một vào ngày 07 hàng tháng. Đợt hai vào ngày 28 cùng tháng đó. Thanh toán cho mỗi đợt đều được thực hiện trong 01 lần.

– Hình thức thanh toán: Trả tiền mặt hoặc chuyển khoản

Bên B sẽ trả tiền mặt trực tiếp cho ông/ bà:…………… Chức vụ:…………….

Số chứng minh nhân dân:……………

Hoặc chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng với thông tin :

Số thẻ: …………….    .Tại ngân hàng:……………Chi nhánh:…………………

Và có biên lai xác nhận việc thanh toán trên.

Điều 7: Quyền lợi và nghĩa vụ bên A

7.1 Quyền lợi

– Được bên B thanh toán đầy đủ số tiền đã thoả thuận tại Điều 6.

– Được nhận khoản tiền bồi thường hoặc phạt vi phạm nếu như lỗi từ phía bên B.

– Yêu cầu bên B tạo điều kiện thuận lợi để phục vụ quá trình giao nhận hàng hoá.

7.2. Nghĩa vụ

– Đảm bảo hàng hoá được lưu thông hợp pháp trên thị trường và không bị bất kỳ bên thứ ba nào tranh chấp.

– Cung cấp hàng hoá đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm theo đơn đặt hàng cùng với các giấy tờ liên quan tới hàng hoá.

– Kiểm tra hàng hoá trước khi giao cho bên B và chịu chi phí kiểm tra.

– Bảo đảm tiêu chuẩn về kiểm định cho phương tiện vận chuyển hàng hoá, an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thâm quyền và yêu cầu hợp lệ của bên B.

– Xử lý hoặc thay thế hàng hoá không đảm bảo chất lượng đã cung cấp cho bên B.

– Bồi thường thiệt hại cho bên B do không đảm bảo đúng về số lượng, chất lượng, tiến độ giao hàng theo đơn đặt hàng của bên B.

Điều 8: Quyền lợi và nghĩa vụ bên B

8.1. Quyền lợi

– Kiểm tra hàng hoá trước khi nhận và nhập kho.

– Được nhận đúng số lượng và chất lượng hàng hoá từ phía bên A, thời gian và địa điểm giao nhận theo như đã thoả thuận trong Hợp đồng.

– Được nhận khoản tiền bồi thường  hoặc phạt vi phạm nếu như lỗi từ phía bên A.

8.2. Nghĩa vụ

Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện giao nhận hàng hoá chậm nhất sau 1 giờ kể từ khi bên A thông báo cho bên B về việc sẵn sang giao hàng.

– Thanh toán tiền mua hàng hoá cho bên A đúng thời hạn đã cam kết trong Hợp đồng. Trường hợp bên B chậm thanh toán, bên A có quyền đòi tiền lãi trên số nợ chậm thanh toán. Lãi suất chậm thanh toán sẽ căn cứ vào lãi xuất nợ quá hạn của Ngân hàng………………….. quy định tại thời điểm phát sinh nợ quá hạn.

Điều 9: Phạt vi phạm

9.1. Đối với bên bán

– Nếu bên bán không giao hàng đúng thời hạn quy định tại Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là …. tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.

– Nếu bên bán không giao đủ hàng đúng số lượng và chất lượng theo quy định tại Hợp đồng này thì sẽ phải cung cấp tiếp hàng hoá theo đúng quy định và bị phạt số tiền là ….tổng giá trị hàng hoá bị vi phạm cho 01 ngày chậm.

9.2. Đối với bên mua

– Nếu bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo quy định tại  Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là …. tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.

– Nếu bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ tiếp nhận hàng theo quy định của Hợp đồng này thì sẽ bị phạt số tiền là … tổng giá trị Hợp đồng cho 01 ngày vi phạm.

Điều 10: Bồi thường thiệt hại

– Trong quá trình giao nhận hàng hoá, nếu có thiệt hại xảy ra, lỗi của bên nào thì bên đó chịu hoàn toàn trách nhiệm.

– Mức bồi thường thiệt hại sẽ được hai bên thoả thuận tại thời điểm xảy ra thiệt hại đó.

– Trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng gây trở ngại hoặc thiệt hại trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên có trách nhiệm khắc phục và tiếp tục thực hiện hợp đồng khi sự kiện hoặc hậu quả của sự kiện bất khả kháng chấm dứt.

Điều 11: Giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này nếu xảy ra bất kỳ sự bất đồng nào, bên nảy sinh bất đồng sẽ thông báo cho bên kia bằng văn bản. Hai bên sẽ thương lượng để giải quyết các bất đồng đó. Trường hợp các bên không tự thương lượng được thì sự việc sẽ được đưa ra giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 12: Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng này sẽ được chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Khi các bên thực hiện xong các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hợp đồng này.

– Khi một bên vi phạm hợp đồng dẫn đến Hợp đồng không thể thực hiện được thì phía bên kia có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

– Hợp đồng có thể được chấm dứt do sự thỏa thuận của các bên.

– Lý do khách quan không thể lường trước được ( như dịch bệnh, thiên tai, quy định của nhà nước ) dẫn tới việc không thể thực hiện được hợp đồng này.

Điều 13: Hiệu lực hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… tháng ….. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm ………

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.

Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản.

Ký tên A                                                                       Ký tên B


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191