Hợp đồng thuê phòng trọ ngắn gọn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2020

HỢP ĐỒNG THUÊ PHÒNG TRỌ

Số: 110/HĐTP

  • Căn cứ: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13;
  • Căn cứ: Bộ luật thương mại Số 36/2005/QH11;
  • Căn cứ: Luật nhà ở
  • Căn cứ: Thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày 23 tháng 7 năm 2020, tại địa chỉ số 45 đường Huỳnh Thúc Kháng, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, chúng tôi bao gồm:

BÊN A: Nguyễn Thị A

CMTND:091875388       Ngày cấp: 17/09/2015        Nơi cấp: CA TPHN

Địa chỉ: Số 15 đường Tố Hữu, quận Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Số điện thoại liên lạc: 0916-653-321

BÊN B: Nguyễn Văn B

Mã số thuế: 0101411983

CMTND:091875388       Ngày cấp: 17/09/2015        Nơi cấp: CA TPHN

Nơi ĐKHKTT: Số 102, đường Hoàng Quốc Việt, TP.Thái Nguyên

Số điện thoại liên lạc: 0916-653-321

Email: NVB.gttn@gmail.com

Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết hợp đồng số 10/HĐCCN với những nội dung sau đây:

Điều 1: Nội dung hợp đồng

Bên A và bên B ký kết hợp đồng thỏa thuận về việc cho thuê phòng trọ ngắn hạn, theo đó bên A cho bên B thuê phòng trọ tại nhà riêng của bên A

– Mục đích sử dụng: Phòng ở

– Số người có thể ở: từ 01 đến 03 người

– Địa chỉ : Số 15 đường Tố Hữu, quận Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

– Diện tích cho thuê : Toàn bộ diện tích tầng 3

– Thời hạn cho thuê: Trong vòng 01 năm bát đầu từ ngày … tháng … năm đến hết ngày… tháng … năm

Điều 2: Hiện trạng phòng thuê và thời điểm giao nhận phòng

1. Địa chỉ:

2. Diện tích tầng: 120 m2, bao gồm:

– 01 phòng ngủ

– 01 phòng vệ sinh

– 01 sân phơi ngoài trời

3. Trang thiết bị kèm theo:

– 01 giường 1m6

– 01 tủ quần áo 2 buồng

– 02 bàn học

– 08 ổ điện có sẵn

– 01 điều hòa

4. Những cơ sở vật chất, trang thiết bị người thuê có thể sử dụng:

– Tất cả các lối đi trong nhà

– Kho gửi xe tầng hầm

– Toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị có sẵn tại tầng được cho thuê

– Nhà bếp tầng 1

– Sân thượng tầng 5

5. Thời điểm giao nhận phòng: Sau 15 ngày kể từ khi hợp đồng có hiệu lực

Tức ngày … tháng … năm

Điều 3: Chi phí cho thuê và các chi phí hàng tháng

1. Chi phí đặt cọc: Bên B phải đặt cọc số tiền 2.000.000 VNĐ cho bên A để đảm bảo việc thuê phòng. Chi phí này sẽ được bên A hoàn trả lại sau khi hợp đồng hết hiệu lực

2. Chi phí cho thuê mỗi tháng: 5.000.000 VNĐ

3. Chi phí điện, nước

Hóa đơn điện nước mang tên bên A

Bên A lắp đặt thiết bị đo khối lượng sử dụng điện, nước tại tầng được cho thuê

Bên B thanh toán chi phí tiền điện, nước mỗi tháng cho bên A, bên A có trách nhiệm thanh toán chi phí này cho cơ quan thu tiền điện.

4. Chi phí gửi xe: Mỗi tháng bên B thanh toán chi phí gửi xe như sau

– 30.000 VNĐ đối với xe đạp, xe máy

– 50.000 VNĐ đối với xe đạp, xe máy điện ( đã bảo gồm chi phí sạc điện tại tầng hầm )

5. Kỳ hạn thanh toán:

Bên B thanh toán cho bên A vào ngày 20 hàng tháng

6. Phương thức thanh toán

Tiền thanh toán: Việt Nam đồng

Cách thức thanh toán: Bằng tiền mặt cho bà Nguyễn Thị A

Điều 4: Cam kết về duy trì cơ sở vật chất

Trong thời hạn bên B thuê phòng tại nhà riêng của bên A, bên B phải giữ gìn, bảo vệ các trang thiết bị, cơ sở vật chất có sẵn tại phòng thuê.

Bên B có trách nhiệm kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị theo thỏa thuận tại Điều 2, mọi sự bất thường về các trang thiết bị này phải được thông báo cho bên A trước khi nhận phòng. Bên A có nghĩa vụ sửa, thay thế các thiết bị đó trong vòng 15 ngày kể từ khi bên B thông báo.

Nếu trước khi nhận phòng, bên B đã kiểm tra và không thông báo về sự bất thường của trang thiết bị, thì trong thời gian bên B thue phòng, mọi sự tổn thất đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị đều do bên B chịu trách nhiệm bằng cách sửa, thay thế cơ sở, thiết bị hoặc bồi thường bằng tiền cho bên A.

Chi tiết về việc cam kết duy trì cơ sở vật chất, trang thiết bị đi kèm được quy định rõ hơn tại điều 5 và điều 6 về nghĩa vụ và quyền của hai bên.

Điều 5: Nghĩa vụ và quyền của bên A

4.1. Nghĩa vụ của bên A

a) Giao nhà ở và trang thiết bị gắn liền với nhà ở (nếu có) cho bên B theo đúng hợp đồng;

b) Phổ biến cho bên B quy định về quản lý sử dụng nhà ở;

c) Bảo đảm cho bên B sử dụng ổn định nhà trong thời hạn thuê;

d) Bảo dưỡng, sửa chữa nhà theo định kỳ hoặc theo thỏa thuận; nếu bên A không bảo dưỡng, sửa chữa nhà mà gây thiệt hại cho bên B, thì phải bồi thường;

e) Tạo điều kiện cho bên B sử dụng thuận tiện diện tích thuê;

f) Hướng dẫn, đôn đốc bên B thực hiện đúng các quy định về đăng ký tạm trú.

4.2. Quyền của bên A

a) Yêu cầu bên B trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn như đã thỏa thuận;

b) Trường hợp chưa hết hạn hợp đồng mà bên A cải tạo nhà ở và được bên B đồng ý thì bên A được quyền điều chỉnh giá cho thuê nhà ở. Giá cho thuê nhà ở mới do các bên thoả thuận; trong trường hợp không thoả thuận được thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở và phải bồi thường cho bên B theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu bên B có trách nhiệm trong việc sửa chữa phần hư hỏng, bồi thường thiệt hại do lỗi của bên B gây ra;

d) Cải tạo, nâng cấp nhà cho thuê khi được bên B đồng ý, nhưng không được gây phiền hà cho bên B sử dụng chỗ ở;

e) Được lấy lại nhà cho thuê khi hết hạn hợp đồng thuê, nếu hợp đồng không quy định thời hạn thuê thì bên cho thuê muốn lấy lại nhà phải báo cho bên thuê biết trước một tháng;

f) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà nhưng phải báo cho bên B biết trước ít nhất 30 ngày nếu không có thỏa thuận khác và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên B có một trong các hành vi sau đây:

– Bên cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước, nhà ở xã hội cho thuê không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng điều kiện theo quy định của Luật nhà ở;

– Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

– Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê như đã thỏa thuận trong hợp đồng;

– Bên B tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê;

– Bên B chuyển đổi, cho mượn, cho thuê lại nhà ở đang thuê mà không có sự đồng ý của bên A;

– Bên B làm mất trật tự, vệ sinh môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt của những người xung quanh đã được bên A hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc lập biên bản đến lần thứ ba mà vẫn không khắc phục;

– Thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 129 của Luật nhà ở.

Điều 6: Nghĩa vụ và quyền của bên B

5.1. Nghĩa vụ của bên B

a) Sử dụng nhà đúng mục đích đã thỏa thuận, giữ gìn nhà ở và có trách nhiệm trong việc sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra;

b) Trả đủ tiền thuê nhà đúng kỳ hạn đã thỏa thuận;

c) Trả tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các chi phí phát sinh khác trong thời gian thuê nhà;

d) Trả nhà cho bên A theo đúng thỏa thuận.

e) Chấp hành đầy đủ những quy định về quản lý sử dụng nhà ở;

f) Không được chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà hoặc cho người khác thuê lại trừ trường hợp được bên A đồng ý bằng văn bản;

g) Chấp hành các quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh trật tự trong khu vực cư trú;

h) Giao lại nhà cho bên A trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng quy định tại mục h khoản 5.2 Điều 5;

5.2. Quyền của bên B

a) Nhận nhà ở và trang thiết bị gắn liền (nếu có) theo đúng thoả thuận;

b) Được đổi nhà đang thuê với bên thuê khác, nếu được bên A đồng ý bằng văn bản;

c) Được thay đổi cấu trúc ngôi nhà nếu được bên A đồng ý bằng văn bản;

d) Yêu cầu bên A sửa chữa nhà đang cho thuê trong trường hợp nhà bị hư hỏng nặng;

e) Được ưu tiên ký hợp đồng thuê tiếp, nếu đã hết hạn thuê mà nhà vẫn dùng để cho thuê;

f) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà nhưng phải báo cho bên A biết trước ít nhất 30 ngày nếu không có thỏa thuận khác và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên A có một trong các hành vi sau đây:

– Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;

– Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;

– Quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.

Điều 7: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết; trong trường hợp không tự giải quyết được, cần phải thực hiện bằng cách hòa giải; nếu hòa giải không thành thì đưa ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 8: Chấm dứt hợp đồng

8.1. Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Theo thoả thuận của hai Bên;

– Do bất khả kháng;

– Sau khi các Bên đã hoàn thành các nghĩa vụ của Hợp đồng;

– Theo quy định của pháp luật.

8.2. Một Bên được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng nhưng phải thông báo cho Bên còn lại ba mươi (30) ngày. Nếu việc chấm dứt Hợp đồng của một Bên không do lỗi của Bên còn lại và gây tổn thất, thiệt hại cho Bên còn lại thì Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho Bên còn lại.

8.3. Trường hợp một Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng do lỗi của Bên còn lại thì Bên còn lại phải bồi thường các thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho Bên đơn phương chấm dứt Hợp đồng.

8.4. Trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng trước hạn vì bất cứ lý do gì, hai Bên có nghĩa vụ tiến hành thanh lý bằng việc lập Biên bản thanh lý để xác nhận chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên quy định tại Hợp đồng này.

8.5. Bất kể Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp nào, Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các chi phí  Bên A đến thời điểm Hợp đồng chấm dứt.

8.6. Các khoản phạt và bồi thường thiệt hại và nghĩa vụ thanh toán của bất kỳ Bên nào đối với Bên còn lại phải được thực hiện trong vòng ba mươi (30) ngày kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng

Điều 9: Sự kiện bất khả kháng

Hợp đồng sẽ đương nhiên chấm dứt hiệu lực trong trường hợp vì lý do bất khả kháng. Một sự kiện được coi là bất khả kháng theo điều 8 quy định phải đáp ứng 03 điều kiện sau:

– Sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;

– Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;

– Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Điều 10: Hiệu lực hợp đồng

1.Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 07 năm 2020.Hợp đồng có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày … tháng… năm đến ngày… tháng… năm.

2.Trường hợp có bất kỳ điều khoản, điều kiện nào của Hợp Đồng này không thể thực thi hoặc bị vô hiệu do thoả thuận trái với quy định của pháp luật thì các điều khoản, điều kiện còn lại của Hợp Đồng vẫn được đảm bảo thi hành.

Điều 11: Điều khoản cuối cùng

1. Hợp đồng Khám sức khỏe định kỳ này được kí kết tại số 45 đường Huỳnh Thúc Kháng, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, vào ngày 22 tháng 07 năm 2020. 

2. Hợp đồng được lập  thành ba (03) bản, có giá trị pháp lý ngang nhau và có hiệu lực từ ngày 21 tháng 07 năm 2020. Khi hai bên ký phụ lục hợp đồng lao động thì nội dung của phụ lục hợp đồng cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng lao động này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 07 năm 2020

Bên A                                                      Bên B


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191