Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu nhà hàng

Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu nhà hàng là thỏa thuận đi kèm hoặc không đi kèm với hợp đồng chuyển nhượng sang nhượng nhà hàng, mục đích là chuyển lại quyền sử dụng đối với thương hiệu nhà hàng đã được đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Giá trị thương hiệu là đối tượng tại hợp đồng này rất khó xác định, nó hoàn toàn phụ thuộc vào sự định giá tương đối của mỗi bên trên căn cứ thị trường lúc bấy giờ. Chính vì vậy, đây là điều cần được đưa vào thỏa thuận trong hợp đồng, bên cạnh đó các nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân xuất phát từ hợp đồng, các thông tin bí mật kinh doanh, thông tin về thương hiệu, bí mật thương hiệu cũng là những điểm cần đặc biệt lưu ý.

Mẫu Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu nhà hàng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–

HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG HIỆU NHÀ HÀNG

Số: …/…

Căn cứ:

– Bộ luật dân sự 2015;

– Luật thương mại 2005;

– Các văn bản hướng dẫn khác;

– Nguyện vọng và ý chí của các bên.

Hôm nay, ngày …, chúng tôi gồm:

A. Bên A (Bên nhượng quyền)

Công ty:

– Trụ sở chính:

– Số điện thoại:

– Mã số thuế:

– Người đại diện theo pháp luật:                                     Chức vụ:         

B. Bên B (Bên nhận nhượng quyền)

Ông/bà:

– Giới tính:

– Quốc tịch:

– Địa chỉ:

– Số điện thoại:                                  

– Số cccd/cmnd:                   Ngày cấp:                      Nơi cấp:          

Hôm nay, ngày …, hai bên cùng thống nhất và ký kết Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu nhà hàng với các điều khoản cụ thể sau:

Điều 1: Nội dung chính

Bên A đồng ý giao và Bên B đồng ý nhận quyền kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ nhà hàng liên quan dưới tên thương hiệu ABC trong thời gian 5 năm.

Điều 2: Nội dung nhượng quyền chi tiết

1. Hai bên thỏa thuận ký kết hợp đồng nhượng quyền trọn gói thương hiệu ABC với các đối tượng nhượng quyền bao gồm:

– Nhãn hiệu, thương hiệu, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, nguyên liệu chế biến và tất cả các tài sản vô hình khác mang tính chất nhận diện thương hiệu

– Hệ thống kinh doanh: chiến lược, mô hình, quy trình vận chuyển, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn luyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo);

– Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh, công thức chế biến;

2. Bên B chỉ được phép mở 01 (một) nhà hàng duy nhất dưới tên thương hiệu ABC tại địa chỉ …;

3. Thời gian nhượng quyền: 05 năm tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực;

4. Các yêu cầu về vị trí, thiết kế nhà hàng, quy cách phục vụ và một số yêu cầu khác được quy định tại Phụ lục I của hợp đồng này;

5. Các yêu cầu về đảm bảo chất lượng sản phẩm, định lượng sản phẩm và một số yêu cầu liên quan khác được quy định chi tiết tại Phụ lục II của hợp đồng này;

6. Các yêu cầu về doanh thu tối thiểu/tháng/quý/năm, và một số yêu cầu liên quan khác được quy định chi tiết tại Phụ lục III của hợp đồng này;

7. Bên A hỗ trợ Bên B trong việc thiết kế và bài trí nhà hàng, đặt mua trang thiết bị, tiếp thị và quảng cáo, tuyển dụng và đào tạo nhân lực trong … tháng đầu hợp đồng và hỗ trợ các vấn đề khác trong phạm vi hợp đồng trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng;

8. Hàng tháng, từ ngày 01 đến ngày 04 của tháng dương lịch, bên B phải thông báo cho bên A về doanh thu của Nhà hàng bằng bản báo cáo chi tiết và đảm bảo tính trung thực trong quá trình kê khai. Nếu Bên A phát hiện Bên B không trung thực trong quá trình báo cáo doanh thu hàng tháng thì bên A có quyền tạm dừng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại này mà không phải báo trước và Bên A được yêu cầu bồi thường thiệt hại với mức …

Điều 3: Chi phí và thanh toán

1. Giá trị hợp đồng bằng tổng chi phí nhượng quyền là …, bao gồm:

– Phí nhượng quyền:

– Chi phí nguyên liệu:

– Chi phí máy móc, thiết bị (bao gồm các loại máy pha chế, máy dự trữ, thiết bị chế biến thức ăn, phần mềm quản lý bán hàng):

2. Bên B thanh toán cho Bên A 30% giá trị hợp đồng ngay khi hợp đồng có hiệu lực, và thanh toán định kỳ …VNĐ cho Bên A vào ngày 25 dương lịch hàng tháng;

3. Đồng tiền thanh toán:

4. Phương thức thanh toán:

5. Các chi phí khác liên quan đến thủ tục nhượng quyền do Bên B chi trả theo quy định của nhà nước.

Điều 4: Một số điều khoản chung khác

1. Bên A chỉ cung cấp cho Bên B quyền kinh doanh dưới tên thương hiệu ABC, không cung cấp quyền độc quyền kinh doanh dưới tên thương hiệu ABC cũng như không chuyển nhượng thương thiệu ABC;

2. Các thông tin liên quan đến Hệ thống kinh doanh và Bí quyết công nghệ sản xuất, kinh doanh, công thức chế biến thuộc về bí mật kinh doanh của Bên A, Bên B phải đảm bảo giữ bí mật vô thời hạn, không được phép tiết lộ và phát tán cho bên thứ ba (ngoại trừ các cơ quan có thẩm quyền);

3. Bên B là chủ thể trực tiếp đứng tên trên Giấy phép kinh doanh của nhà hàng; có quyền tự quyết các hoạt động chi tiêu nội bộ của nhà hàng và phải tự chịu trách nhiệm với tình hình kinh doanh, các nghĩa vụ tài chính phát sinh của nhà hàng đối với chủ thể thứ ba và với Nhà nước;

4. Nếu quá … tháng không đạt mức doanh thu tối thiểu, Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không phải bồi hoàn bất cứ chi phí gì cho Bên B;

Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên A

1. Đầy đủ quyền sở hữu với thương hiệu ABC và tất cả đối tượng nằm trong thương hiệu ABC;

2. Được nhận phí nhượng quyền đầy đủ, đúng hạn;

3. Được tham gia giám sát, quản lý hoạt động của Bên B nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định của chất lượng hàng hóa, dịch vụ;

4. Được yêu cầu Bên B báo cáo các vấn đề trong quá trình kinh doanh và nhập liệu vào toàn bộ các phần mềm như phần mềm quản lý bán hàng, hệ thống tính tiền…. để Bên A thuận tiện trong quá trình giám sát hoạt động kinh doanh của Bên B;

5. Có quyền thay đổi phần mềm, hệ thống quản lý, công thức pha chế và các tiêu chuẩn vận hành khác khi Bên A nhận thấy cần thiết;

6. Cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn về hệ thống dịch vụ nhà hàng mang thương hiệu ABC cho bên B;

7. Bên A có trách nhiệm cung cấp cho bên B danh mục chi tiết các hạng mục cần xây dựng, tài sản cần mua sắm để đảm bảo yêu cầu nhận diện thương hiệu nói trên (bao gồm thiết kế biển hiệu, nội ngoại thất, quầy bar, bàn ghế, bát đĩa, cốc tách, vật dụng chế bến, menu, order, đồng phục, card visit, brochure) và hướng dẫn thiết kế, trưng bày, bài trí Nhà hàng cho Bên B theo chuẩn chung của hệ thống;

8. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho bên B để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống bên A đã xây dựng;

9. Bên A chịu trách nhiệm với các khoản chi phí liên quan đến quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên ban đầu cho Bên B.

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên B

1. Được yêu cầu bên A cung cấp đầy đủ các thông tin, trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến Hệ thống thương hiệu nhà hàng ABC để có thể hoạt động;

2. Được yêu cầu bên A đối xử bình đẳng như với các thương nhân nhận quyền khác trong cùng hệ thống nhượng quyền thương mại của Bên A;

3. Được quyền sử dụng nhãn hiệu ABC để thực hiện hoạt động kinh doanh tại nhà hàng trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu Bên A đưa ra trong hợp đồng này;

4. Trả phí nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại này theo quy định tại hợp đồng;

5. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên A; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của Bên A;

6. Giữ bí mật về bí mật kinh doanh của Bên A kể từ ngày ký hợp đồng và có trách nhiệm bảo mật thông tin ngay cả sau khi hợp đồng nhượng quyền kết thúc hoặc chấm dứt;

7. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;

8. Không được nhượng lại các quyền và nghĩa vụ liên quan được quy định trong hợp đồng này cho bên thứ ba khác khi không có sự chấp thuận của bên A bằng văn bản;

Điều 7: Điều khoản giải quyết tranh chấp

1. Mọi vấn đề phát sinh liên quan đến hợp đồng mà hai bên không thống nhất cách giải quyết thì được xem là tranh chấp và sẽ được giải quyết trên cơ sở thương lượng, hòa giải không quá 03 (ba) lần;

2. Nếu quá 03 (ba) lần mà hai bên vẫn không đạt được thỏa thuận chung, tranh chấp sẽ được đưa ra giải quyết trước tòa án.

Điều 8: Trường hợp bất khả kháng

1. Mọi sự kiện phát sinh nằm ngoài ý chí chủ quan của hai bên và không bên nào có thể lường trước và không thể khắc phụ được bằng mọi biện pháp và khả năng cho phép bao gồm: chiến tranh, tai nạn, nội chiến, đình công, cấm vận, thiên tai …. được xem là sự kiện bất khả kháng;

2. Nếu một trong hai bên vì sự kiện bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng thì không bị truy cứu các trách nhiệm phạt vi phạm và bồi thường hợp đồng;

3. Khi xảy ra sự kiện bất khả kháng, bên gặp sự kiện phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên còn lại trong khoảng thời gian … ngày kể từ ngày biết có sự kiện bất khả kháng xảy ra và phải áp dụng mọi biện pháp ngăn chặn trong khả năng để khắc phục thiệt hại;

4. Trong trường hợp bên gặp sự kiện bất khả kháng vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng mà không thực hiện thủ tục thông báo như đã nêu trên hoặc không áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng được quy định tại hợp đồng này.

Điều 9: Phạt vi phạm và bồi thường

1. Bất kỳ bên nào vi phạm bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng thì đều phải chịu phạt vi phạm với mức:…

2. Bất kỳ bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì sẽ chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra;

3. Thời hạn thanh toán tiền phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại là sau 30 ngày, kể từ ngày bên vi phạm nhận được văn bản thông báo về tiền phạt hợp đồng, bồi thường thiệt hại từ bên bị vi phạm.

Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản.

Điều 10: Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng

1. Hợp đồng tạm ngừng hiệu lực trong các trường hợp sau:

2. Trong thời gian tạm ngừng hợp đồng, Bên B phái đóng cửa nhà hàng, tạm ngừng kinh doanh cho đến khi hợp đồng có hiệu lực trở lại;

3. Hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau:

Điều 11: Hiệu lực hợp đồng

1. Hợp đồng có hiệu lực tính từ thời điểm ký;

2. Hợp đồng bao gồm 06 (sáu) trang, 03 (ba) phụ lục, được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191