Đơn xin giảm lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp

Đơn xin giảm lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, kinh tế thị trường, doanh nghiệp là những ứng cử viên đầu tiên phải chịu áp lực và tổn thất nặng nề. Các khoản vay trước đó nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh, đảm bảo lương thưởng, nguyên liệu sản xuất bị đình trệ, không thể thu hồi dẫn tới những mối lo lớn lên từng ngày.

Giải pháp đầu tiên mà các doanh nghiệp nghĩ tới đó là đề nghị được phía ngân hàng tạo điều kiện giảm lãi suất hoặc gia hạn trả nợ. Vậy Đơn xin giảm lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp cần những nội dung gì, mời bạn đọc tham khảo dưới bài viết dưới đây

1.Hướng dẫn đơn xin giảm lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp

Vì một lý do nào đó doanh nghiệp khó khăn dẫn đến việc gánh nặng về lãi suất khiến doanh nghiệp khó vượt qua, doanh nghiệp sẽ tìm đến giải pháp gửi đơn đến ngân hàng xin giảm lãi suất để tạo điều kiện cho việc trả nợ gặp bớt trở ngại hơn.

a.Giải trình lý do

Các lý do dẫn tới khó khăn phải khách quan, được trình bày cụ thể đi kèm với những dẫn chứng, căn cứ có thể chứng minh cho việc đó là nằm ngoài khả năng khống chế, dự đoán của doanh nghiệp. Các lý do này có tác động như thế nào tới hoạt động doanh nghiệp nói chung, các ảnh hưởng về kinh tế, nhân sự, lao động đa chiều lên đơn vị.

b.Các tài liệu kèm theo

Bên cạnh việc trình bày những lý do, doanh nghiệp có nhu cầu xin giảm lãi suất cần cung đầy đủ những tài liệu chứng minh cho những gì mình trình bày trong đơn, đôi khi cũng có thể kèm theo các báo các tài chính, bảng kết luận doanh thu theo quý, theo năm, những biên bản khảo sát kết quả kinh doanh khác có liên quan.

Bài viết cùng chủ đề:

2.Mẫu đơn xin giảm lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

………,Ngày…….tháng…….năm……..

ĐƠN XIN GIẢM LÃI SUẤT NGÂN HÀNG

Kính gửi: Ông/Bà……..Giám đốc Khối vận hành
 Công ty Tài chính……Ngân hàng………………

-Căn cứ: Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010

-Căn cứ: Luật các tổ chức tín dụng 2010

-Căn cứ: Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Tên công ty:………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở:………………………………………………………..

Mã số thuế:……………………………………………………………

Hotline:…………………………..                  Số Fax (nếu có):……………………

Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà: Nguyễn Văn A  Chức vụ: Giám đốc

Số điện thoại liên hệ:………………………….

Nội dung sự việc trình bày:

Vào ngày….tháng….năm….công ty chúng tôi đã làm hợp đồng tín dụng với ngân hàng……..để vay vốn.

Tuy nhiên, trong 3 tháng trở lại đây( từ tháng …. đến tháng …. năm …..) do tình hình dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi. Công ty chúng tôi bị tồn đọng hàng hoá không thể xuất khẩu dẫn đến không thể thu hồi vốn.Do đó, tiền lãi do hoạt động vay vốn tại ngân hàng hiện tại là một gánh nặng rất lớn đối với công ty chúng tôi.

Vậy tôi viết đơn này xin công ty tài chính…..ngân hàng…..xem xét giảm lãi suất cho công ty chúng tôi.

Căn cứ :

Khoản 4, Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng 2010:

Điều 95. Chấm dứt cấp tín dụng, xử lí nợ, miễn, giảm lãi suất

4. Tổ chức tín dụng có quyền quyết định miễn, giảm lãi suất, phí cho khách hàng theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng.

Khoản a,Điều 1, Mục II Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

1.Tháo gỡ khó khăn, thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử

a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn, năng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ như cơ cấu lại thời gian trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí… đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Từ những căn cứ trên, tôi thấy rằng công ty chúng tôi thuộc diện khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và ngân hàng có quyền xém xét điều chỉnh giảm lãi suất cho công ty chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi xin ngân hàng….. xem xét hỗ trợ giảm lãi suất từ…..%/năm xuống còn ….%/năm cho công ty chúng tôi.

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung trên.

Tài liệu chứng cứ đi kèm: –
Báo cáo tài chính quý I
-Hợp đồng tín dụng số………
Người viết đơn
(ký và ghi rõ họ tên)  

3.Kinh nghiệm xin giảm lãi suất ngân hàng thành công

Để có thể được giảm lãi suất, doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình hiện tại, các chính sách của nhà nước cũng như theo dõi các biến động, thông tin từ ngân hàng cho vay để kịp thời gửi yêu cầu xin được giảm lãi suất các khoản vay nếu có.

Nếu đơn vị có căn cứ về các chỉ thị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xoay quanh những vấn đề liên quan, việc gửi kèm cũng sẽ đem lại hiệu quả rất lớn.

4.Mức lãi suất được giảm tại các ngân hàng lớn hiện nay

Theo các tình hình mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã công bố tiếp tục giảm lãi suất tiền vay trong thời gian từ 18/8/2021 đến hết 31/12/2021 đối với tất cả doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 tại 19 tỉnh, thành phố đang áp dụng Chỉ thị 16.

Cụ thể, Vietcombank tiếp tục giảm lãi suất tới 0,5%/năm cho toàn bộ dư nợ vay của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương; giảm lãi suất tới 0,3%/năm cho toàn bộ dư nợ vay của khách hàng tại các địa bàn tỉnh, thành phố phía Nam khác áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 bao gồm Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang.

BIDV giảm từ 0,5-1,5%/năm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu phát sinh đến ngày 15/7/2021 đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, do tác động của dịch COVID-19.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng thực hiện giảm tiếp 10% so với lãi suất cho vay đang áp dụng đối với dư nợ cho vay ngắn hạn có lãi suất từ 5%/năm trở lên và dư nợ cho vay trung, dài hạn có lãi suất từ 7%/năm trở lên đối với khoản vay tại thời điểm 15/7/2021.

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) giảm lãi suất cho các khách hàng hiện hữu với mức tối đa 0,8%/năm cho khoản vay ngắn hạn và 1%/năm cho khoản vay trung dài hạn

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) giảm tối đa 1%/năm so với mức lãi suất cho vay đang áp dụng đối với khoản vay cũ còn dư nợ của khách hàng hiện hữu, tập trung vào một số ngành như vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, giáo dục và đào tạo, y tế…

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) dành gói tín dụng gần 20.000 tỷ đồng với mức lãi suất cho vay ưu đãi. Trong đó, MSB giảm lãi suất tới 3%/năm cho khách hàng cá nhân vay vốn phục vụ kinh doanh và giảm 1%/năm cho vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp, mua nhà.

HDBank cũng giảm lãi suất cho vay bình quân 1%/năm và cao nhất lên đến 2%/năm đối với các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động ở các lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) giảm lãi suất 1%/năm cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang có khoản vay tại ngân hàng thuộc các ngành nghề chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh COVID-19 như du lịch, lữ hành, vận tải, nhà hàng – khách sạn – nghỉ dưỡng, giáo dục, y tế….; đồng thời, tiếp tục ưu đãi hoặc miễn phí dịch vụ, cơ cấu nợ và điều chỉnh giảm khung lãi suất cho vay.

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ  –> GỌI NGAY 1900.0191

Đơn xin giảm lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp
Đơn xin giảm lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp

Danh mục bài viết liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191