Mẫu Quy chế quản lý điều hành Công ty Cổ phần

Mẫu Quy chế quản lý điều hành Công ty Cổ phần được sử dụng tham khảo và là tiền đề cho các đơn vị công ty cổ phần xây dựng bộ quy chế riêng phù hợp cho đơn vị của mình.

QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

DỰ THẢO

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………………………

QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
( Ban hành kèm theo Quyết định số                      /QĐ-DL-HĐQT ngày            /      /20   của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần)

 Quy chế này xác định hệ thống tổ chức và quản lý điều hành Công ty cổ phần (Sau đây gọi  làCông ty), quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng thành phần và mối quan hệ giữa cácthành phần, hướng đến mục tiêu bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý điều hành, đưahọat động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng ổn định và bền vững, đáp ứng chiến lược pháttriển của Công ty.

CHƯƠNG I: HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH, CÁC TỔCHỨC KHÁC TRONG CÔNG TY

Điều 1. Hệ thống tổ chức Công ty:

Hệ thống tổ chức và quản lý điều hành Công ty bao gồm các thành phần:

1- Ban giám đốc

2- Kế toán trưởng.

2- Các Phòng chuyên môn nghiệp vụ

Điều 2. Các Hội đồng tư vấn:

Tùy vào yêu cầu, tính chất, quy mô công việc, Tổng Giám đốc có thể thành lập các Hội đồng tư vấn của Công ty như Hội đồng khen thưởng kỷ luật,  Hội đồng kiểm kê, Hội đồng thi nâng bậc, … Các Hội đồng này là những tổ chức hoạt động có thời hạn theo nhu cầu thực tế, với chức năng tư vấn cho Tổng Giám đốc ra các quyết định được chính xác, hoặc thay mặt Tổng Giám đốc tổ chức thực hiện một lĩnh vực công tác chuyên môn cụ thể. Các Hội đồng này  làm việc theo nguyên tắc tập thể, đưa ra kết luận thông qua ý kiến bàn bạc và biểu quyết dân chủ.

Điều 3. Các tổ chức khác:

Các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội họat động trong Công ty là những tổ chức của Người lao động, ngoài việc tuân thủ theo Pháp luật, Điều lệ và những hướng dẫn hoạt động của tổ chức mình, còn cần phải phù hợp với Điều lệ và các quy chế của Công ty. Những tổ chức này sẽ ký kết với Tổng Giám đốc Công ty Quy chế phối hợp hoạt động nhằm kết hợp hài hòa quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên, bảo đảm phục vụ tốt nhất lợi ích chung của Công ty.

CHƯƠNG II: BAN GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRƯỞNG

Điều 4. Ban Giám đốc Công ty:

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám đốc áp dụng theo Điều lệ Công ty và theo Quy chế làm việc của Ban Giám đốc công ty.

Điều 5. Kế toán trưởng:

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kế toán trưởng Công ty:

1- Kế toán trưởng Công ty chịu sự lãnh đạo của HĐQT và sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giámđốc Công ty, có chức năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, tài chính, thông tin kinh tế và hạch toán kế toán tại Công ty.

2- Kế toán trưởng có nhiệm vụ:

2.1. Tổ chức điều hành bộ máy kế toán Công ty và thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán theo quy định tại Điều 5 của Luật Kế toán, cụ thể là:

  1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
  2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp Ngân sách Nhà nước,thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện vàngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
  3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị vàtài chính của Công ty.
  4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

2.2. Giám sát tài chính tại Công ty.

2.3. Là người chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu về hoạt động tài chính của công ty.

2.4. Lập Báo cáo tài chính định kỳ.

2.5. Thực hiện nhiệm vụ Trưởng phòng tài chính – kế toán Công ty và các nhiệm vụ khác theo sựphân công của HĐQT.

  1. Kế toán trưởng có quyền hạn:
  2. Quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
  3. Có quyền yêu cầu các bộ phận liên quan trong Công ty cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liênquan đến công việc kế toán và giám sát tài chính của Kế toán trưởng;
  4. Được quyền bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của Người ra quyết định;
  5. Có quyền báo cáo bằng văn bản cho Người đại diện theo pháp luật của Công ty khi phát hiện cácvi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong đơn vị; Trường hợp vẫn phải chấp hành quyết địnhthì báo cáo lên ĐHĐCĐ và/hoặc HĐQT và/hoặc BKS công ty mà không phải chịu trách nhiệm vềhậu quả của việc thi hành quyết định đó.

CHƯƠNG III: CÁC THÀNH PHẦN TRONG CƠ CẤU QUẢN LÝ CHUYÊNMÔN NGHIỆP VỤ

Điều 6. Các phòng chuyên môn:

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc Công ty, có chứcnăng giúp việc cho HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty quản lý điều hành Công ty đối với lĩnh vựccông tác được giao.

Tùy theo từng giai đoạn, theo yêu cầu công việc, Tổng giám đốc công ty có thể quyết định thành lậpcác phòng chuyên môn cần thiết, sau khi thông qua HĐQT. Trong khi chưa có các phòng chuyênmôn, Tổng giám đốc chỉ định các cá nhân cụ thể thực hiện từng phần hoặc toàn bộ các chức năngcủa các phòng chuyên môn này.

Điều 7. Phòng Tổng hợp:

1- Chức năng: Tham mưu giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành về công tác tổ chức lao độngvà tiền lương, công tác hành chính quản trị; công tác thi đua phong trào và công tác thống kê về hoạt động SXKD.

2- Nhiệm vụ và quyền hạn:

a- Tổ chức thực hiện công tác quản lý nhân sự, quản lý toàn bộ hồ sơ người lao động, thực hiện việcký kết hợp đồng lao động để cung cấp thông tin cho việc bố trí, sắp xếp, sử dụng và ngừng sử dụnglao động, giúp Tổng Giám đốc nhận xét, đánh giá người lao động của Công ty định kỳ hoặc theo yêu cầu.

b- Thẩm định trình Tổng Giám đốc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, xếp lương, nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật, … đối với tất cả người lao động thuộc thẩm quyềnquyết định của  Tổng Giám đốc.

c- Quản lý và thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối vớiNgười lao động trong Công ty đúng theo quy định của Nhà nước và Quy chế nội bộ của Công ty.

e- Tổ chức thực hiện quy họach phát triển nguồn nhân lực, bao gồm: Kế họach đào tạo, bồi dưỡng;kế hoạch tuyển dụng; Kế hoạch quỹ tiền lương.

f- Theo dõi việc triển khai thực hiện các quy chế nội bộ của Công ty, làm đầu mối tổng hợp các ý kiếngiúp lãnh đạo Công ty bổ sung, sửa đổi các quy chế nội bộ phù hợp với yêu cầu thực tế.

g- Làm các thủ tục đề nghị các cấp có thẩm quyền cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phéphành nghề và các giấy phép hoạt động khác cho Công ty và các đơn vị trực thuộc.

h- Tiếp nhận, xem xét, xác minh đơn thư khiếu tố, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công nhân viênchức, người lao động của Công ty và kiến nghị Tổng Giám đốc giải quyết theo thẩm quyền.

i- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với các bộ phận thực hiện quy định an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn phòng chống cháy nổ.

j- Tổ chức phổ biến những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền giáo dụcpháp luật. Hướng dẫn công tác thi đua, tuyên truyền trong Công ty.

k- Quản lý công tác hành chính quản trị, thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, thư viện, ấn loát, thông tin liên lạc, đời sống, lễ tân, phục vụ hội họp, hội nghị, phương tiện đi lại.

l- Làm đầu mối làm việc với các cơ quan bảo vệ pháp luật, thanh tra, kiểm tra. Tiếp khách, báo chí,cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội đến làm việc với Công ty. Thay mặt Công ty làm việcvới chính quyền địa phương nơi đóng trụ sở Công ty. Tham dự các cuộc họp, hội nghị của các cơquan bên ngoài theo ủy quyền của Tổng Giám đốc.

m- Tổng hợp số liệu thực hiện báo cáo thống kê  kết quả kinh doanh, định kỳ và đột xuất;

n- Tham gia công tác kiểm kê vật tư, tài sản của Công ty p. Quản trị Webside và mạng nội bộ của Công ty

  1. Thực hiện các nhiệm vụ khác do HĐQT và Tổng Giám đốc công ty giao.

Điều 8. Phòng Tài chính – Kế toán:

1- Chức năng: Tham mưu giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo, quản lý điều hành công tác kinh tế tài chínhvà hạch toán kế toán; Xúc tiến và quản lý công tác đầu tư tài chính; Thực hiện và theo dõi công táctiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập hoặc chi trả theo chế độ, chính sách đối với người lao động.

2- Nhiệm vụ và quyền hạn:

a- Tham gia, phối hợp với các đơn vị xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư xâydựng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

b- Lập kế hoạch đầu tư tài chính, kế hoạch tín dụng, cân đối các nguồn vốn phù hợp với tình hìnhhoạt động kinh doanh và chiến lược đầu tư phát triển của Công ty trong từng thời kỳ.

c- Theo dõi, tính toán, cập nhật, báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình sử dụng quản lý cácqũy, tài sản, vật tư, các nguồn vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

d- Tổng hợp, lập báo cáo thống kê về tài chính, kế toán.

e- Xây dựng, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế tài chính và những quy định vềchi phí khác áp dụng trong nội bộ Công ty.

f- Quản lý mọi khoản thu chi theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và quy định của Công ty,bảo đảm phục vụ tốt cho mọi hoạt động của Công ty.

g- Tính toán, trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản nộp ngân sách, nghĩa vụ thuế và những nghĩa vụkhác đối với Nhà nước theo luật định; Thanh toán và thu hồi đúng, kịp thời các món nợ phải thu, phảitrả

h- Tổ chức thực hiện chi trả cổ tức theo đúng Điều lệ, nghị quyết của HĐQT.

i- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ liên quan xây dựng quy chế trả lương, xây dựng kế hoạch tiềnlương, quản lý và chi tiêu các qũy đúng quy định của Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế của Công ty.

j- Thanh toán tiền lương và các khoản khác thuộc chế độ, chính sách đúng kỳ, đúng quy định chocông nhân viên chức, người lao động trong Công ty; Lập sổ theo dõi thu nhập cá nhân và nộp thuếthu nhập các nhân. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quy chế trả lương tại các đơn vị.

k- Tham gia nghiệm thu các công trình đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên công trình, thiết bị của Công ty.

l- Chủ trì công tác quyết toán đúng kỳ hạn kết quả sản xuất kinh doanh, các công trình đầu tư xâydựng, sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên công trình, thiết bị của Công ty.

m- Tham gia các công tác sau đây: Thẩm định các hồ sơ dự án đầu tư xây dựng, đầu tư phát triển;công tác đấu thầu;

n- Tổ chức công tác kiểm kê tài sản, vật tư theo định kỳ và đột xuất. o- Phục vụ công tác kiểm toán theo yêu cầu.

p- Theo dõi thị trường chứng khoán khi Công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tổng hợp tình hình phục vụ thông tin lãnh đạo.

q- Tổ chức bảo quản lưu trữ các tài liệu kế toán, tài chính, giữ bí mật các tài liệu và số liệu này.

r- Bảo quản, lưu trữ các hồ sơ, chứng từ có giá của Công ty.

s- Thực hiện các nhiệm vụ khác do HĐQT và Tổng Giám đốc công ty giao.

Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Phòng :

1- Tổ chức thực hiện tốt mọi công tác của phòng mình phụ trách. Chỉ đạo, hướng dẫn nhân viênthuộc quyền chấp hành đúng chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy chế nội bộCông ty. Trường hợp vắng mặt không thể trực tiếp giải quyết công việc, Trưởng phòng phải sắp xếp,phân công phó phòng hoặc một nhân viên trong phòng nắm tình hình hoặc thụ lý giải quyết và phảichịu trách nhiệm về sự phân công này.

2- Giao nhiệm vụ và phân công công tác cụ thể cho từng nhân viên trong phòng; Kiểm tra việc chấphành của nhân viên và đôn đốc thực hiện đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác của phòng mình.

3- Chủ động quan hệ hợp tác chặt chẽ và thiện chí với các đơn vị trong Công ty để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

4- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị trong Công ty về phần  nghiệpvụ do mình phụ trách, phát hiện kịp thời những thiếu sót, hướng dẫn các đơn vị sửa chữa và thực hiện đúng.

5- Quản lý tài sản, dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác của phòng.

6- Quản lý lao động (ngày công, giờ công, chất lượng công việc) trong phòng đúng quy định, đảmbảo hòan thành nhiệm vụ với chất lượng, năng suất và hiệu quả cao; Nhận xét, đánh giá và đề nghịkhen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng bậc, giải quyết các chế độ, chính sách đối với nhân viên trong phòng.

7- Được quyền đề xuất việc tuyển dụng, thuyên chuyển nhân viên dưới quyền.

Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó phòng :

1- Phó phòng có nhiệm vụ giúp Trưởng phòng tổ chức thực hiện, theo dõi và kiểm tra các nhiệmvụ công tác của đơn vị. Ngoài ra, Phó phòng còn phụ trách một số công việc cụ thể  theo sựphân công của Tổng Giám đốc và Trưởng phòng.

2- Thường xuyên báo cáo Trưởng phòng biết tình hình, kết quả thực hiện công tác do mình phụtrách. Khi được cấp trên trực tiếp giao nhiệm vụ, phó phòng phải báo cáo cho Trưởng phòng biết, nắmtình hình và hỗ trợ.

3- Thay mặt Trưởng phòng điều hành họat động hàng ngày của phòng khi Trưởng phòng  đivắng; Giải quyết những công việc được Trưởng phòng ủy nhiệm.

CHƯƠNG IV: CÁC THÀNH PHẦN TRONG CƠ CẤU ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT KINH DOANH TRỰC TUYẾN

Điều 11. Chức năng:

Tổ trưởng các tổ sản xuất là những người thay mặt Ban Giám đốc trực tiếp tổ chức công tác sảnxuất kinh doanh và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ trưởng :

1- Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo, lãnh đạo điều hành của Ban Giám đốc Công ty, các hướng  dẫn  vàsự giám sát về mặt nghiệp vụ có liên quan của các phòng nghiệp vụ Công ty.

2- Thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng toàn bộ thiết bị, tài sản tại đơn vị ; Báo cáo, đề xuất,phản ánh kịp thời cho Ban Giám đốc mọi tình hình khi có yêu cầu hoặc khi phát hiện có dấu hiệu bấtthường, sự cố.

3- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháynổ, phòng chống bão lụt của đơn vị.

4- Quản lý sử dụng tài sản, thiết bị, phương tiện kinh doanh và phục vụ sinh hoạt được trang bị (xe,máy, điện thọai, điện sinh họat, dụng cụ văn phòng, dụng cụ an toàn và bảo hộ lao động, …) hiệu quả,đúng mục đích, theo đúng các quy chế nội bộ của Công ty.

5- Chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính đảm bảo công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ, trật tự trị an,phòng chống tệ nạn xã hội

6- Quản lý, điều hành, phân công lao động, lịch trực, theo dõi chấm công cho các tổ sản xuất, nhânviên thuộc quyền; Nhận xét, đánh giá và đề nghị khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, nâng bậc, giảiquyết các chế độ, chính sách đối với nhân viên thuộc quyền.

7- Theo quy định của Ban Giám đốc, được quyền chủ động chi mua sắm các công cụ dụng cụ cógiá trị nhỏ để kịp thời phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của đơn vị;

CHƯƠNG V: BAN QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH

Điều 13. Ban quản lý công trình

Tùy theo yêu cầu, HĐQT có thể thành lập Ban quản lý công trình theo hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án để quản lý các dự án do Công ty làm chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án chịu sự điều hành của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Pháp luật và trước  HĐQT theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Tổ chức, cá nhân quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 về quản dự án đầu tư xây dựng công trình.

Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạn

Ban Quản lý công trình có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  1. Thực hiện các thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng và các công việc khác phụcvụ cho việc xây dựng công trình;
  2. Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩmđịnh, phê duyệt theo quy định;
  3. Chuẩn bị Hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn xét thầu và tổ chức lựa chọn nhà thầu trình HĐQT phê duyệt;
  4. Thực hiện đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo ủy quyền của HĐQT.
  5. Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng hoặc thực hiện nhiệm vụ giám sát của chủ đầu tư trong trường hợp thuê tư vấn giám sát.
  6. Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng;
  7. Nghiệm thu, bàn giao công trình;
  8. Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.
  9. Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của dự án, HĐQT có thể uỷ quyền cho Ban Quản lý công trình thực hiện một phần các nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư.

Điều 15. Ban quản lý công trình quản lý nhiều dự án

Ban Quản lý công trình được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ điều kiện năng lực và được HĐQT cho phép (kể cả những dự án quản lý theo hợp đồng dịch vụ do  Công ty ký) .Ban Quản lý công trình không được phép thành lập các Ban Quản lý dự án trực thuộc hoặc thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu để thực hiện việc quản lý dự án.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô lớn, phức tạp hoặc  theo tuyến thì Ban Quảnlý công trình được phép đề nghị thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự án thành phần.

Ban Quản lý công trình được đề nghị ký hợp đồng thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp với Ban Quản lý dự án quản lý các công việc ứng dụng công nghệ xây dựng mới mà tư vấn trong nước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc có yêu cầu đặc biệt khác.

Điều 16. Ban Quản lý công trình kiêm nhiệm

Ban Quản lý công trình có thể là bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm. Trường hợp là Ban Quản lý dự án kiêm nhiệm thì sẽ cử một người làm thường trực để phối hợp các hoạt động của Ban, các phòng chức năng có nhiệm vụ phân công thực hiện các nhiệm vụ như quy định tại điểm 2, theo chức năng của bộ phận mình.

CHƯƠNG VI: QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH

Điều 17. Quan hệ giữa Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc

Quan hệ giữa Tổng Giám đốc và các Phó Tổng giám đốc được thực hiện theo Quy chế làm việc của Ban Giám đốc Công ty.

Điều 18. Quan hệ giữa lãnh đạo Công ty

Quan hệ giữa lãnh đạo Công ty với các Trưởng phòng nghiệp vụ, Trưởng Ban quảnlý dự án (gọi chung là các đơn vị) và giữa các tổ trưởng với nhau:

1- Tổng Giám đốc (các Phó Tổng giám đốc)  trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành, công tác cho cácTrưởng các đơn vị và đến từng nhân viên khi cần thiết, trường hợp này nhân viên phải báo cáo cho trưởng bộ phận biết nắm tình hình và hỗ trợ.

2- HĐQT, BKS, Thư ký Công ty thông báo yêu cầu, chương trình làm việc cho Tổng Giám đốc khicần sử dụng bộ máy điều hành để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

3- Các Trưởng phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về quản lý và điều hành công việc của phòng mình.

4- Trưởng các bộ phận, Trưởng Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về quảnlý và điều hành công việc của mình, đồng thời chịu sự hướng dẫn và giám sát về mặt nghiệp vụ có liên quan của các phòng nghiệp vụ.

5- Cán bộ, công nhân viên thực hiện nhiệm vụ do trưởng các tổ sản xuất trực tiếp giao, chịu  trách nhiệm trước Trưởng các tổ sản xuất về nhiệm vụ, chất lượng công tác của mình.

6- Mối quan hệ giữa tổ sản xuất là mối quan hệ hợp tác, tôn trọng lẫn nhau và có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ của Công ty.

Điều 19. Điều khoản thi hành

1- Quy chế này gồm 19 điều, có hiệu lực kể từ ngày ký quyết định ban hành.

2- Mọi thành viên trong Công ty đều có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc Quy chế này.

3- Trong quá trình thực hiện, Quy chế sẽ được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế sảnxuất kinh doanh của Công ty.

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191