Doanh nghiệp tư nhân X muốn độc quyền phân phối sản phẩm lọc nước của công ty Y (Nhật Bản) trên lãnh thổ Việt Nam

Doanh nghiệp tư nhân X muốn độc quyền phân phối sản phẩm lọc nước của công ty Y (Nhật Bản) trên lãnh thổ Việt Nam. Để nhập khẩu hãng sản phẩm máy lọc nước này vào Việt Nam, hãy tư vấn cho doanh nghiệp X về những nội dung sau:

  1. Doanh nghiệp X có được quyền nhập khẩu máy lọc nước vào Việt Nam không? Giải thích?
  2. Hãy nêu những thủ tục nhập khẩu mà doanh nghiệp X cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Doanh nghiệp X có quyền được thực hiện chế độ ưu tiên trong thủ tục nhập khẩu này không? Giải thích?
  3. Doanh nghiệp X có được bán lẻ sản phẩm máy lọc nước này trên thị trường Việt Nam không? Giải thích. Có cần phải đáp ứng điều kiện nào không? Giải thích.

Trả lời:

1/ X có quyền nhập khẩu máy lọc nước vào Việt Nam

Theo quy định hiện hành, máy lọc nước không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.

2/ Thủ tục nhập khẩu của doanh nghiệp

– Theo Khoản 1 Điều 24 Luật Hải quan 2014, hồ sơ hải quan gồm:

a) Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;

b) Chứng từ có liên quan.

Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có
liên quan.

– Theo mục 5.2 của phụ lục tại Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN, máy lọc nước thuộc nhóm hàng hóa cần kiểm tra chất lượng sau khi thông quan, do đó doanh nghiệp sau khi được thông quan phải chấp hành theo quy định kiểm tra này.

– Điều 42 Luật Hải quan 2014 có quy định các trường hợp áp dụng chế độ ưu tiên như sau:

1. Doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 02 năm liên tục;

b) Có kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm đạt mức quy định;

c) Thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp nối mạng với cơ quan hải quan;

d) Thực hiện thanh toán qua ngân hàng;

đ) Có hệ thống kiểm soát nội bộ;

e) Chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán.

2. Doanh nghiệp ưu tiên thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ có ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên với Việt Nam được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật này.

3. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thủ tục công nhận, gia hạn, tạm đình chỉ, đình chỉ, chế độ ưu tiên, việc quản lý đối với doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên.

Do đó, nếu doanh nghiệp X thỏa mãn 1 trong các trường hợp nêu trên thì sẽ đượcc áp dụng chế độ ưu tiên với thủ tục nhập khẩu.

3/ Quyền bán lẻ hàng hóa của X

– TH1: X là doanh nghiệp Việt Nam

Theo Nghị định 23/2017/NĐ-CP, phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hoá và nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Do đó, doanh nghiệp X với tư cách là nhà phân phối, cũng có quyền bán lẻ sản phẩm.

– TH2: X là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Điểm c Khoản 1 Điều 5 Luật QLNT 2017 quy định về quyền nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

Thực hiện quyền nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam dưới hình thức đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP:

1. Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau:

a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

Do đó, để có thể bán lẻ sản phẩm, X cần có giấy phép kinh doanh.

Bài viết liên quan:

Bài luận liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191