Chứng minh rằng pháp luật về nhãn hiệu nhằm mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường qua các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Chứng minh rằng pháp luật về nhãn hiệu nhằm mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường qua các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác nhau”[1]. Xem xét về điều kiện để được coi là nhãn hiệu của hàng hóa, dịch vụ trong luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là từ chữ cái hoặc số có khả năng phân biệt và dễ nhớ.

Thông qua khái niệm của nhãn hiệu có thể thấy chức năng của nó là giúp người tiêu dùng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ phân biệt với các hàng hóa, dịch vụ khác cùng loại. Ngoài ra, còn giúp bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ uy tín thương hiệu, thành quả đầu tư từ đó thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân với nhau. Thuật ngữ này ngày càng được sử dụng rộng rãi và khẳng định vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò của nhãn hiệu thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó quan trọng nhất là giúp người tiêu dùng xác định và lựa chọn được đúng hàng hóa, dịch vụ họ muốn mua.

Bên cạnh đó, nhãn hiệu là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp tiếp thị, truyền thông, quảng cáo, xúc tiến thương mại…, là cầu nối giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ.

Vì vậy, để bảo vệ quyền của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo quy định. Việc bảo hộ nhãn hiệu là sự ghi nhận chính thức của Nhà nước về quyền sở hữu độc quyền của tổ chức, cá nhân đối với nhãn hiệu, từ đó có cơ chế tương ứng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của chủ sở hữu.

Việc bảo vệ hiệu quả quyền sở hữu nhãn hiệu nói riêng và các đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung góp phần thúc đẩy sáng tạo và đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế, cũng như nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích quốc gia.


[1]  Khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191