Mẫu Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban giám đốc Công ty Cổ phần

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN

QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN

(Ban hành kèm theo Quyết định số : ………../ QĐ/HĐQT ngày …. tháng ….. năm …..của

      Hội đồng quản trị Công ty cổ phần …………….)     

 

Điều 1: MỤC ĐÍCH VÀ NGUYÊN TẮC

1.1 Quy chế hoạt động của Ban giám đốc Công ty cổ phần ……… (Sau đây gọi tắt là “Quy chế”)được xây dựng trên cơ sở Điều lệ của Công ty nhằm quy định cụ thể nguyên tắc hoạt động, cơ cấutổ chức của Ban Giám đốc, quyền hạn và nhiệm vụ của từng thành viên Ban Giám đốc;

1.2 Quy chế này được áp dụng trong mọi hoạt động của Ban Giám đốc và các thành viên của BanGiám đốc. Nếu có bất kỳ điều khoản nào trong Quy chế này mâu thuẫn với Điều lệ Công ty thì các quyđịnh của Điều lệ sẽ được áp dụng;

1.3 Các thuật ngữ dùng trong Quy chế này cũng có nghĩa như được định nghĩa trong Điều lệ

và Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị (Sau đây gọi tắt là “HĐQT”) của Công ty.

Điều 2: NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG

2.1 Ban Giám đốc hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạtđộng hàng ngày của Công ty, là đại diện của Công ty trước pháp luật. Giám đốc phải chịu tráchnhiệm trước HĐQT Công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mìnhđược quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và trong Quy chế này;

2.2 Phó giám đốc, Kế toán trưởng là thành viên Ban Giám đốc của Công ty, chịu trách nhiệm giúpviệc cho Giám đốc theo các nhiệm vụ được Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền như quy định tại Quychế này.

Điều 3: CƠ CẤU TỔ CHỨC, TIÊU CHUẨN CỦA THÀNH VIÊN BAN GIÁM ĐỐC

3.1 Thành viên của Ban Giám đốc bao gồm: Giám đốc, Các phó Giám đốc và Kế toán trưởng.

  1. 2 Các thành viên Ban Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm hoặc bãi miễn với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu hoặc biểu quyết.
  2. 3 Trong trường hợp đột xuất có vị trí thành viên BGĐ bị bỏ trống, Chủ tịch HĐQT có thể bổ nhiệm tạm thời một người thay thế và phải đệ trình HĐQT trong cuộc họp liền tiếp thông qua hoặc bổ nhiệmngười khác.
  3. 4 Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm thành viên Ban Giám đốc được quy định như sau:
  4. 4 .1 Giám đốc là người do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và phải

đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có trình độ học vấn từ Đại học trở lên thuộc các ngành kinh tế – kỷ thụật có liên quan đến họat động chủ yếu của công ty,

  • Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp có hiểu biết pháp luật.

  • Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.

  • Có sức khỏe, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết.

  • Không thuộc các đối tượng cấm của Pháp luật: những người vị thành niên, người không đủ năng lựchành vi, người đã bị kết án tù, người đang thi hành hình phạt tù, nhân viên lực lượng vũ trang, vàngười đã bị phán quyết là đã làm cho công ty mà họ từng lãnh đạo trước đây bị phá sản.

  • Không kiêm nhiệm bất cứ một chức vụ quản lý, điều hành nào tại các tổ chức kinh tế khác trừ trườnghợp được HĐQT Công ty cử tham gia quản lý tại các D oanh nghiệp có vốn góp của Công ty;

  • Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc không quá 5 năm, có thể bổ nhiệm lại với số

nhiệm kỳ không hạn chế.

3 .4.2. Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Giám đốc; và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có trình độ học vấn từ Đại học trở lên thuộc các ngành kinh tế – kỷ thụật có liên quan đến họat động chủ yếu của công ty,

  • Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý doanh nghiệp, có hiểu biết pháp luật.

  • Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty.

  • Có sức khỏe, có phẩm chất, đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết.

  • Không thuộc các đối tượng cấm của Pháp luật: những người vị thành niên, người không đủ năng lựchành vi, người đã bị kết án tù, người đang thi hành hình phạt tù, nhân viên lực lượng vũ trang, vàngười đã bị phán quyết là đã làm cho công ty mà họ từng lãnh đạo trước đây bị phá sản.

  • Không kiêm nhiệm bất cứ một chức vụ quản lý, điều hành nào tại các tổ chức kinh tế khác trừ trườnghợp được HĐQT Công ty cử tham gia quản lý tại các doanh nghiệp có vốn góp của Công ty;

Nhiệm kỳ của phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc không quá 5 năm, có thể bổ nhiệm lại với sốnhiệm kỳ không hạn chế.

3.4.3 Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật theo đềnghị của Giám đố c và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi theo quy định của pháp luật;

  • Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành và đấu tranh bảovệ nguyên tắc, chính sách, chế độ kinh tế, tài chính và pháp luật của Nhà nước

  • Có chuyên môn, nghiệp vụ về công tác kế toán và có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế kế toán trở lên;

  • Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm trở lên.

  • Có Chứng chỉ bồi dưỡng Kế toán trưởng;

  • Không thuộc đối tượng những người không được làm kế toán tröôûng theo quy định tại

Điều 51 của Luật Kếtoán.

  • Nhiệm kỳ của Kế toán trưởng không quá 5 năm, có thể bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ

không hạnchế.

Điều 4: QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM ĐỐC

4.1 Chịu trách nhiệm cao nhất trong việc tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanhhàng ngày của Công ty. Giám đốc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của mình phù hợp với luaät, vôùi quy định của Điều lệ Công ty và Quy chế này.

4.1.1 Tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của HĐQT, chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanhvà phương án đầu tư đã được HĐQT phê duyệt. Trong trường hợp không đồng ý với Nghị quyết,Quyết định của HĐQT, Giám đốc vẫn có trách nhiệm thực hiện Nghị quyết, quyết định của HĐQTnhưng có quyền bảo lưu ý kiến của mình và trình Đại hội đồng cổ đông xem xét trong phiên họp gầnnhất;

4.1.2 Khi thấy Nghị quyết, quyết định của HĐQT trái pháp luật, trái Điều lệ Công ty, Giám đốc có tráchnhiệm báo cáo để HĐQT thay đổi quyết định. Trong trường hợp HĐQT không thay đổi quyết định,Giám đốc có quyền từ chối thực hiện những Nghị quyết, Quyết định trái pháp luật đó của HĐQT.Khi từ chối thực hiện Nghị quyết, Quyết  định  của HĐQT, Giám đốc có trách nhiệm thông báo ngay với Ban kiểm soát.

4.1.3 Xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh hàng năm hoặc dự án đầu tư của Công ty trìnhHĐQT quyết định. Phê duyệt kế hoạch, phương án hoạt động kinh doanh của các bộ phận trong Công ty do Phó giám đốc trình;

4.1.4 Thay mặt HĐQT quản lý toàn bộ vốn, tài sản của Công ty, chịu trách nhiệm bảo toàn và pháttriển vốn theo đúng thẩm quyền được quy định tại Điều lệ của Công ty và Quy chế này;

4.1.5 Quyết định giá mua, giá bán nguyên liệu và các sản phẩm ( trừ những sản phẩm dịch vụ do nhànước quy định ).

4.1.6 Quyết định các biện pháp tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị, các biện pháp mở rộng sản xuất.

4.1.7 Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỹ luật đối với các cán bộ nhân viên dưới quyền.

4.1.8 Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định.

4.1.9 Đại diện Công ty trong việc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi của công ty theo sựủy quyền của HĐQT ủy quyền bằng văn bản.

4.1.10 Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức & quy chế quản lý Công ty. Quyết định về việc tuyển dụnglao động, Quyết định tiền lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty kể cả người quản lýthuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.

4.1.11 Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh. Các quyền và nhiệm vụ kháctheo quy định của pháp luật và Điều lệ của Công ty, nếu điều hành trái pháp luật, trái với Điều lệCông ty và trái với quyết định của HĐQT, gây thiệt hại cho Công ty thì Giám đốc hoặc Tổng Giámđốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho Công ty. Giám đốc, TổngGiám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nếu tiết lộ thông tin bí mật của Công ty.

4.1.12 Tổ chức, điều hành hoạt động kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu hàng năm về kinh tế, chính trị-xã hội của Công ty theo kế hoạch đã được HĐQT giao;

4.1.13 Có quyền tuyển dụng thư ký, trợ lý giúp việc, quyền được thuê tổ chức tư vấn, chuyên giahỗ trợ công việc.

4.1.14 Chế độ phân công trách nhiệm trong các PGĐ do Giám đốc quyết định và được thông quatập thể bằng một quyết định. Việc phân công trách nhiệm cho các PGĐ có thể được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của Công ty theo từng thời kỳ. Giám đốc có thểthay đổi các nội dung đã được phân công khi xét thấy cần thiết hoặc có sự điều chỉnh lĩnh vực phâncông theo dõi trong các PGĐ. Việc điều chỉnh này phải có sự trao đổi bàn bạc trước với HĐQT liênquan và nội dung sửa đổi phải được thông qua bằng Nghị quyết

4.1.15 Trong lĩnh vực tổ chức hành chính Công ty:

  • Giám đốc tổ chức các phòng ban của Công ty, quyết định cơ cấu tổ chức, nhân sự và nhiệm vụhoạt động kinh doanh của các phòng ban trong Công ty. Kiến nghị với HĐQT cơ cấu tổ chức và các quy chế quản lý các chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty;

  • Ban hành nội quy lao động của Công ty và phê duyệt nội quy, quy chế quản lý nội bộ của các bộ phận trong Công ty (nếu có);

  • Điều hành hoạt động hành chính hiệu quả giữa các phòng ban để phục vụ công tác của HĐQT,công tác chính trị – xã hội khác. Phối hợp hoạt động tốt giữa Công ty với các đơn vị thành viên, các Công ty khác có hợp tác với Công ty;

  • Đề xuất và trình HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, mức lương, phụcấp của các chức danh thuộc thẩm quyền quản lý của HĐQT.

4.1. 16 Trong lĩnh vực lao động tiền lương:

  • Xây dựng và trình HĐQT phương án trả lương, thưởng hệ số lương cho tập thể, cá nhân người lao động theo kết quả kinh doanh của Công ty;

  • Xây dựng và trình HĐQT kế hoạch tuyển dụng, phương án sử dụng nguồn nhân lực phù hợp vớikế hoạch đầu tư, kinh doanh, đào tạo của Công ty. Quyết định việc thuê chuyên gia chuyên ngành kỹthuật, xin chấp thuận của HĐQT khi thuê chuyên gia nước ngoài, Việt kiều;

  • Ký hoặc uỷ quyền cho Phó giám đốc ký và giải quyết các vấn đề liên quan đến Hợp đồng lao độngvới nhân viên (trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT );

  • Kiến nghị việc bổ nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng và kỷ luật, chấm dứt Hợp đồng lao động

đối với trường hợp nhân viên thuộc thẩm quyền quản lý của HĐQT.

4.1.17 Được quyền ký các Hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 09 tỷ đồng. Đối với các Hợp đồng có giá trịlớn hơn, Giám đốc lập tờ trình đề nghị Chủ tịch HĐQT ký hoặc ủy quyền cho Giám đốc ký hợpđồng;

4.1.18 Quyết định việc ký uỷ quyền cho Phó giám đốc ký các Hợp đồng và giao dịch dưới

đây:

  • Hợp đồng kinh tế có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 200 triệu đồng;

  • Các khoản chi đột xuất của Công ty không quá 1 0 triệu đồng;

  • Chi phí giao dịch và tiếp khách không quá 0 3 triệu đồng;

4.1.19 Triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường lệ và bất thường của Ban giám đốc; Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cuộc họp.

4.1.20 Yêu cầu Chủ tịch HĐQT triệu tập phiên họp bất thường để giải quyết công việc khẩn cấp củaCông ty. Khi đó, Giám đốc phải thông báo trước về nội dung chương trình nghị sự dự kiến cần giảiquyết tại cuộc họp và gửi các tài liệu cần thiết ( nếu có ) đến Chủ tịch HĐQT và các thành viênHĐQT trước phiên họp HĐQT ít nhất là (01) ngày.

4.1.21 Chế độ báo cáo của Giám đốc:

  • Báo cáo bằng văn bản cho HĐQT hàng quý và hàng năm về tình hình hoạt động và tài chính củaCông ty , các báo cáo này phải được gửi cho HĐQT. Nội dung báo cáo bao gồm kết quả hoạt độngkinh doanh, kế hoạch kinh doanh cho thời gian tiếp theo (tài chính, tổ

chức nhận sự, các hoạt động khác ) và đề xuất, kiến nghị xin phê duyệt của HĐQT (nếu có);

  • Báo cáo tổng hợp của Ban giám đốc trong phiên họp giao ban hàng tháng của Công ty về

tình hình hoạt động, tài chính và vấn đề tổ chức quản lý hoạt động trong Công ty;

  • Ngoài ra, Giám đốc phải báo cáo đột xuất theo yêu cầu của HĐQT. Việc thực hiện các báo cáo trên phải được lập thành văn bản;

  • Báo cáo của Giám đốc phải trung thực chính xác và Giám đốc chịu trách nhiệm trước

HĐQT và trước Pháp luật về các nội dung được đề cập trong các bản báo cáo;

4.1.22 Ngoài những công việc phải trình HĐQT theo quy định tại Điều lệ Công ty, Giám đốc cóquyền chủ động điều hành sản xuất kinh doanh theo thẩm quyền. Khi có các truờng hợp khẩn cấp(thiên tai, địch hoạ, ho hoạn, sự cố…), Giám đốc được quyền ra quyết định hoặc cho áp dụng cácbiện pháp vượt thẩm quyền của mình nhưng Giám đốc phải chịu trách nhiệm về những quyết định đó,đồng thời phải báo cáo lại cho HĐQT trong vòng (03) ngày kể từ ngày đưa ra quyết định.

4.2 Người đại diện theo uỷquyền

Giám đốc chỉ được uỷ quyền cho Phó giám đốc mà không được uỷ quyền cho bất kỳ người nào khácngoài Phó Giám đốc này theo một trong ba phương thức uỷ quyền sau:

4.2.1 Uỷ quyền toàn quyền: Nếu Giám đốc vì lý do nào đó, vắng mặt tại Công ty quá (30) ngày thìphải có giấy uỷ quyền toàn bộ các công việc thuộc thẩm quyền của Giám đốc cho Phó giám đốc vàbáo cáo bằng văn bản việc uỷ quyền toàn bộ đó cho Chủ tịch HĐQT. Việc ủy quyền chỉ được thựchiện sau khi được HĐQT chấp thuận. Nguời nhận uỷ quyền chịu trách nhiệm trước Giám đốc vàHĐQT về những việc đã làm theo uỷ quyền và phải báo cáo lại cho Giám đốc;

4.2.2 Uỷ quyền vụ việc: Các Hợp đồng kinh tế, các công văn, quyết định và một số công việc cụ thểcủa Công ty được Giám đốc uỷ quyền bằng văn bản cho Phó giám đốc theo lĩnh vực được phân công.Người nhận uỷ quyền không được uỷ quyền lại;

4.2.3 Uỷ quyền theo hình thức phân quyền thường xuyên: phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thểđược thể hiện tại Quy chế này. Phó Giám đốc được uỷ quyền theo hình thức phân quyền thườngxuyên được quyền chủ động tổ chức thực hiện các công việc được uỷ quyền. Phó Giám đốc được uỷquyền chịu trách nhiệm trước Giám đốc, HĐQT và trước Pháp luật về các công việc được uỷ quyền. Phó Giám đốc được uỷ quyền không được uỷ quyền lại.

Điều 5: QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc là ngưòi giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công phụ trách quản lý, điềuhành các hoạt động chuyên trách của Công ty, Phó Giám đốc có các quyền hạn và trách nhiệm sau:

5.1 Thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc thông qua việc uỷ quyền toàn bộ

hoặc từng vụ việc cụ thể trong trường hợp được Giám đốc uỷ quyền;

5.2 Quyền tổ chức, điều hành và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự phân công củaGiám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động;

5.3 Quyền tham gia, thảo luận và biểu quyết các vấn đề tại các phiên họp của Ban giám đốc. Quyềnđược bảo lưu ý kiến khác với quyết định của Giám đốc hoặc Ban giám đốc. Trong trường hợp pháthiện thấy quyết định của Giám đốc không phù hợp với các quy định của Pháp luật, Điều lệ Côngty, Nghị quyết, quyết định của HĐQT, Phó  Giám  đốc có trách nhiệm báo cáo lại Giám đốc để sửachữa hoặc thay thế. Trường hợp Giám đốc không thay đổi quyết định, Phó Giám đốc có trách nhiệmbáo cáo Chủ tịch HĐQT xem xét quyết định;

5.4 Quyền ký các loại Hợp đồng và các khoản chi tiêu: Phó Giám đốc được phép ký các hợp đồng vàquyết định các khoản chi tiêu theo thẩm quyền và mức được Giám đốc phân công hoặc ủy quyềntheo quy định tại Điều 4.1.18 của Quy chế này. Các đề án, Hợp đồng lớn có tính chất phức tạp thì phải có ý kiến của các chuyên gia tư vấn trước khi trình lên Giám đốc;

5.5 Thường xuyên báo cáo Giám đốc về những công việc thực hiện được Giám đốc phân công. Có trách nhiệm chuẩn bị dự thảo của các đề án, hợp đồng, quyết định, văn bản, tài liệu liên quan đến lĩnhvực mình được phân công phụ trách trình lên Giám đốc theo lịch phân công công việc hoặc theo thời gian yêu cầu cụ thể của Giám đốc;

5.6 Đề xuất các vấn đề tổ chức nhân sự, tiền lương của các bộ phận do mình phụ trách để Giámđốc ký quyết định. Có trách nhiệm giải trình, thảo luận với Giám đốc về các vấn đề được đề cập trong các văn bản mà mình chuẩn bị;

5.7 Thay mặt Giám đốc cung cấp thông tin cho các cổ đông, trực tiếp hoặc phân công cho nhân viêncủa bộ phận mình phụ trách tiếp xúc với giới báo chí theo lịch phân công công việc của Giám đốc.Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc công bố thông tin trung thực và tuân thủ quy chế bảo mật của Công ty.

Điều 6: QUYỀN HẠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán trưởng do HĐQT bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, chịu trách nhiệm trướcHĐQT và trước  Pháp luật trong việc thực hiện các nhiệm vụ của mình. Kế toán trưởng chịu sự chỉđạo trực tiếp của Giám đốc và thực hiện các công việc theo sự phân công của Giám đốc. Kế toán trưởng có các quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể sau:

6.1 Xây dựng và thực hiện hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán và điều hànhnghiệp vụ kế toán của Công ty theo các quy định hiện hành của pháp luật. Quy trình nghiệp vụ kếtoán phải phù hợp với chế độ kế toán mà Công ty đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;

6.2 Tổ chức, quản lý và giám sát việc tuân thủ chế độ bảo mật đối với mọi sổ sách chứng từ, thông tintài liệu, số liệu kế toán tài chính. Kế toán trưởng chỉ được phép cung cấp số liệu cho Kiểm soát viênhoặc theo yêu cầu của các đối tượng khác khi có sự đồng ý của Giám đốc;

6.3 Tổ chức, quản lý và giám sát các hoạt động kế toán của các đơn vị bộ phận, chi nhaùnh trongCông ty, chịu trách nhiệm trực tiếp về tính thống nhất, chính xác của các nghiệp vụ kế toán trong toàn Công ty;

6.4 Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc nhằm điều hòa về vốn cho các chi nhánh, các xưởng sản xuất, các dự án mà Công ty đầu tư;

6.5 Các báo cáo tài chính của Giám đốc phải có sự xác nhận của Kế toán trưởng. Kế toán trưởngvà Giám đốc cùng xác nhận và chịu trách nhiệm về các báo cáo tài chính đó;

6.6 Đề xuất cho Giám đốc về các quy chế vay mượn, cầm cố thế chấp, mua bán tài sản theo quy địnhcủa pháp luật. Có trách nhiệm giúp Giám đốc quản lý mọi nguồn vốn, tài sản của Công ty theo đúngquy định của pháp luật;

6.7 Kế toán trưởng chịu trách nhiệm cao nhất về tính trung thực của các số liệu ghi trong sổ sách,chứng từ trước Giám đốc và HĐQT. Khi có lỗi kỹ thuật phải sửa lại các số liệu trong sổ sách kế toánphải theo đúng các quy định hiện hành. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của việcsửa chữa các số liệu này;

6.8 Khi có lệnh của Giám đốc thì Kế toán trưởng phải có nghĩa vụ chấp hành. Nếu thấy lệnh đó có bấtkỳ vấn đề nào chưa rõ ràng hoặc có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc tài chính thì Kế toán trưởng vẫnphải chấp hành nhưng được  quyền báo cáo trực tiếp cho HĐQT hoặc Trưởng Ban kiểm soát;

6.9 Chịu trách nhiệm cùng với Giám đốc lập các báo cáo tài chính như sau:

6.9.1 Báo cáo kết quả hoạt động SXKD năm, Bảng can đối kế toán, Bảng can đối số phát sinh,Bảng lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính, Bảng tăng giảm tài sản, Tình hình thực hiệnnghĩa vụ nhà nước, Thuế VAT, Thuê thu nhập, Tình hình tăng giảm nguồn vốn, Chi tiết công nợ,Tăng giảm tài sản, Một số chỉ tiêu đánh giá vv… của Công ty chậm nhất trong vòng 45 ngày sau khikết thúc năm tài chính;

6.9. 2 Các báo cáo hàng tháng lập theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính Công ty được lập trong vòng (05) ngày đầu của tháng;

6.9.3 Kế hoạch tài chính cho năm tiếp theo được lập chậm nhất trong vòng (30) ngày đầu năm đểtrình Giám đốc xem xét và gửi HĐQT phê duyệt trước khi trình Đại hội đồng cổ đông phê chuẩn;

6.9.4 Chịu trách nhiệm bảo quaûn các tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động tài chính kế

toán trong toàn công ty.

Điều 7 : CÁC PHIÊN HỌP CỦA BAN GIÁM ĐỐC

7.1 Ban giám đốc họp thường kỳ mỗi tháng ít nhất một lần. Các phiên họp của Ban giám

đốc được tổ chức theo hình thức giao ban thường kỳ và chế độ họp đột xuất:

7.1.1 Phiên họp giao ban thuờng kỳ: Do Giám đốc triệu tập theo lịch công tác của Công ty; Địa điểmvà thời gian được sắp xếp cho phù hợp với tình hình thực tế do Gíam ñoác ấn định. Thành phầntham dự cuộc họp BGĐ ngoài thành viên BGĐ, có thể mời một số thành viên như ban kiểm soát, Giám đốc các chi nhánh, cán bộ quản lý khác trong Công ty.

7.1.2 Phiên họp bất thường để giải quyết các công việc đột xuất của Công ty, được Giám

đốc triệu tập hoặc theo đề nghị của một trong các thành viên Ban giám đốc.

7.1.3 Các thành viên BGĐ cũng có quyền triệu tập cuộc họp BGĐ có sự tham dự của

HĐQT, ban kieåm soaùt, trong trường hợp Gíam ñoác sai phạm nghiêm trọng.

7.2 Nội dung của các phiên họp Ban giám đốc là tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty, các bộ phận, đơn vị thành viên hay các dự án đầu tư, các vấn đề còn tồn tạicủa các phiên họp trước đó hay bất kỳ đề xuất, kiến nghị nào của thành viên Ban giám đốc. Ngoài ratrong phiên họp này, các thành viên Ban giám đốc có nghĩa vụ báo cáo, giải trình các vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý của mình.

7.3 Hồ sơ cuộchọp :

7.3.1 Gíam ñoác có trách nhiệm chuyển biên bản cuộc họp của BGĐ cho các thành viên

HĐQT xem xét và đóng góp ý kiến trong thời gian 10 ngày kể từ ngày kết thúc phiên họp.

7.3.2 Biên bản họp BGĐ phải được lập bằng tiếng việt, có đầy đủ chữ ký của các thành viên BGĐ thamdự hợp lệ, đóng dấu giáp lai, lưu tại phòng Gíam ñoác trong thời gian 05 năm kể từ ngày tổ chức cuộchọp.

Điều 8: MỐI QUAN HỆ GIŨA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ GIÁM ĐỐC

8.1 Đối với các công việc thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông:

Giám đốc có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận chức năng thực hiện các công việc do HĐQT phân côngđể chuẩn bị các phiên họp thường niên và bất thường của Đại hội đồng cổ đông. Đối với những côngviệc thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Giám đốc có trách nhiệm chuẩn bị theophân công của HĐQT, báo cáo HĐQT thông qua để HĐQT trình Đại hội đồng cổ đông xem xét quyếtđịnh;

8.2 Đối với các công việc thuộc thẩm quyền của HĐQT:

Giám đốc là người chịu trách nhiệm tổ chức nghiên cứu xây dựng các dự án, laäp caùc kế hoạch,lấy ý kiến của các chuyên gia tư vấn và trình dự thảo lên HĐQT xem xét trong các phiên họp củaHĐQT. Giám đốc có trách nhiệm xây dựng quy trình trình duyệt, báo cáo HĐQT đảm bảo rõ ràngvề hình thức, chính xác về nội dung và phù hợp với các quy định hiện hành của Pháp luật;

Đối với các nội dung đã được HĐQT phê duyệt bằng văn bản, Giám đốc có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện các Nghị quyết, quyết định của HĐQT;

Giám đốc được ký kết một số các văn bản liên quan theo phân cấp của HĐQT và có trách nhiệm tổ chức thực hiện đề án, kế hoạch sau khi được HĐQT thông qua.

8.3 Việc lập và duyệt kế hoạch, quản lý tài chính, xây dựng đơn giá tiền lương, khoán công việc, chiphí…sẽ do Phó Giám đốc cùng với Trưởng các bộ phận phối hợp xây dựng trình Giám đốc để Giámđốc trình HĐQT phê duyệt theo thẩm quyền.

ĐIỀU 9 THAY ĐỔI THÀNH VIÊN –MIỄN NHIỆM TƯ CÁCH BGĐ :

9.1 Từ chức, từ nhiệm chức danh thành viên BGĐ

9.1.1 Giám đốc, phó Giám đốc , Kế toán Trưởng muốn từ nhiệm chức danh phải có đơn gửi đếnHĐQT. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đơn, HĐQT họp để xem xét và quyết định.

9.1.2 Trong trường hợp Giám đốc bị mất tư cách ban Giám đốc thì người khác tạm thời thay thế vàđược chủ tịch HĐQT bổ nhiệm. Sau đó trong cuộc họp HĐQT liền tiếp sẽ bổ nhiệm chính thức ngườithay thế.

9.1.3 Mọi trường hợp bị khuyết khác do HĐQT quyết định.

9.2 Miễn nhiệm tư cách ban Giám đốc :

9.2.1 Ban Giám đốc bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây :

  • Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

  • Từ chức

  • Vi phạm nghiêm trọng các quy định trong quy chế hoạt động của BGĐ.

  • Vi phạm các quy định trong điều lệ công ty.

9.2.2 Thành viên BGĐ đương nhiên bị mất tư cách thành viên BGĐ trong các trường hợp sau đây :

  • Mất trí, chết, mất quyền công dân.

  • Không đáp ứng được nhu cầu công việc.

ĐIỀU 10: ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC CỦA BGĐ :

10.1 Phòng tổ chức – hành chính Công ty có trách nhiệm chuyển và nhận tất cả các công văn tài liệu của BGĐ.

10.1.1 Đối với các công văn, quyết định do BGĐ ký phát hành phải được phòng TCHC Công ty lưu trữ bản chính và kịp thời sao gửi cho các phòng ban đơn vị trong Công ty.

10.1.2 Phòng TCHC Công ty cần sao gửi cho HĐQT các tài liệu liên quan về quản lý nhà nước, các quyết định điều hành quan trọng của GĐ và các báo cáo định kỳ của Công ty.

10.2 Tất cả các thành viên BGĐ có thể trực tiếp làm việc với HĐQT công ty.

10.3 Các thành viên BGĐ được hưởng lương, thưởng, phụ cấp, công tác phí… theo quy chế

trả lương và các quy định về chế độ liên quan của Công ty do HĐQT quyết định.

10.4 Các thành viên BGĐ được bố trí phòng làm việc riêng tại trụ sở chính của công ty với

đầy đủ phương tiện làm việc, hội họp và tiếp khách.

Điều 11: SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

11.1 Trong quá trình thực hiện, bất kỳ thành viên nào của Ban giám đốc cũng có thể đề xuất với Giámđốc về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy định của Quy chế này cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;

11.2 Trong trường hợp các quy định của Điều lệ Công ty liên quan đến Ban giám đốc thay đổi thìQuy chế này cũng phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các thay đổi trong Điều lệ Công ty;

11.3 Giám đốc đề xuất việc sửa đổi, bổ sung thay thế các quy định của Quy chế này để

HĐQT Công ty phêduyệt;

11.4 Bất cứ sửa đổi, bổ sung, thay thế nào trong Quy chế này chỉ có hiệu lực khi được

HĐQT phêduyệt.

Điều 12: HIỆU LỰC CỦA QUY CHẾ

12.1 Quy chế có hiệu lực khi được HĐQT phê duyệt phù hợp với các nguyên tắc hoạt động của HĐQT;

12.2 Quy chế này áp dụng cho tất cả các thành viên của Ban giám đốc.

Điều 13: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

  1. 1 Các thành viên của Ban giám đốc có trách nhiệm thực hiện đúng Quy chế này;

13.2 Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần ………….. ký và công bố Quy chế này

 

………., ngày ……. tháng ……. năm ……………

T.M HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191