Phụ huynh khác tự ý đến lớp đánh con mình thì phải xử lý thế nào?

Câu hỏi của khách hàng: Phụ huynh khác tự ý đến lớp đánh con mình thì phải xử lý thế nào?

Em rất hi vọng nhận được sự hỗ trợ của luật sư. Con trai em hiếu động, đến lớp học bạn gái cùng bàn trêu con. Con em có xé sách của bạn. nhưng phụ huynh không nói lại cho em để em xử lý. Phụ huynh bạn kia tự ý xông vào lớp véo tai con em đau. Hai hôm nay con trai em có hiện tượng sợ chán học, không muốn học và khóc, ảnh hưởng tâm lý con em. Như vậy có được gọi là vi phạm pháp luật là Đánh trẻ nhỏ không ạ? Em muốn đưa chuyện này ra lấy công bằng cho con trai em. Em cảm ơn luật sư.


Luật sư Tư vấn Pháp luật về Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 04/03/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác

  • Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017;

3./ Luật sư trả lời Phụ huynh khác tự ý đến lớp đánh con mình thì phải xử lý thế nào?

Con trai của bạn bị phụ huynh khác véo tai. Điều này khiến tâm lý của bé bị ảnh hưởng, bé chán học, khóc và không muốn đến lớp. Bạn thắc mắc liệu người phụ huynh kia có vi phạm pháp luật là đánh trẻ em hay không. Với những thông tin này, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Trẻ em là đối tượng được Nhà nước, gia đình, xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. Pháp luật nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Những chủ thể thực hiện những hành vi này đều phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.

Pháp luật hiện hành không có quy định nào về tội Đánh trẻ em. Trong trường hợp của con bạn, chủ thể thực hiện hành vi là người phụ huynh kia có thể bị xem xét về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017.

Trong trường hợp con trai của bạn bị bạo hành gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng nếu bé dưới 16 tuổi thì người phụ huynh kia có thể bị xử lý về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại tại Khoản 22 Điều 1 luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

      1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

…”

Nếu mức tổn thương cơ thể của con trai bạn từ 31% trở lên thì người phụ huynh kia có thể bị xem xét xử lý theo Tiết a Điểm 2 hoặc Tiết a Điểm 3 Khoản 22 Điều 1 luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017.

Để xử lý về Tội cố ý gây thương tích theo Điều 1 luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 nêu trên thì người bị hại (là con trai của bạn) hoặc người đại diện hợp pháp cho người bị hại là người dưới 16 tuổi (là bạn) cần thiết phải có đơn yêu cầu xử lý theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 bởi lẽ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội danh chỉ được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại.

Với những thông tin bạn cung cấp, con trai của bạn hiếu động, bị bạn ngồi gần trêu trọc. Sau đó, bé xé sách của bạn kia và bị phụ huynh kia véo tai. Điều này khiến bé khóc và không muốn đến lớp. Có thể thấy, đây là những hành vi thường gặp ở trẻ nhỏ, khi các bé mới đi học, chưa làm quen với môi trường học và các bạn nên các bé sẽ có những hành vi hiếu động, trêu chọc lẫn nhau. Bạn nên khuyên nhủ, động viên, tạo cho bé những cơ hội tiếp xúc, vui chơi lành mạnh cùng các bạn để xóa bỏ tâm lý sợ hãi của bé, giúp bé hứng thú với việc đi học. Trong trường hợp con trai của bạn bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, không thể đến trường học, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám, điều trị và giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể cho bé. Khi nhận thấy tỷ lệ tổn thương cơ thể của bé thuộc trường hợp quy định tại Khoản 22 Điều 1 luật luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017, bạn nên làm đơn yêu cầu người phụ huynh kia chịu trách nhiệm hình sự và gửi đến cơ quan có thẩm quyền để cơ quan này tiến hành xử lý hành vi vi phạm của người đó theo quy định của pháp luật.

Như vậy, phụ thuộc vào mức độ tổn thương cơ thể của con trai bạn mà người phụ huynh có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc không.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

 


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191