Trách nhiệm và nghĩa vụ củabên ủy quyền đối với bên được ủy quyền

Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên ủy quyền đối với bên được ủy quyền


Ngày 1/3/2007 ông A có viết một giấy ủy quyền cho ông B đem bộ giấy tờ gồm giấy chứng nhận sở hữu nhà và quyền sử dụng đất để B đi vay ngân hàng X 400 triệu với cam kết nếu B không trả được nợ thì A phải giao ngôi nhà cho ngân hàng X và được ngân hàng X chấp nhận cho vay trong thời hạn 8 tháng. Tuy nhiên, ngày 4/7/2007 B bị công an bắt vì tội buôn bán ma túy do đó không trả được nợ cho ngân hàng X. Ngày 7/8/2007 ông A đã lấy bộ giấy tờ sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, 1 bản thế chấp ngôi nhà có công chứng và chứng thực của nhà nước đến ngân hàng Y để vay khoản vay 500 triệu. Ngày 15/8 ngân hàng Y chấp nhận cho ông A vay trong thời hạn 3 tháng. Ngày 15/11/2007 A bỏ trốn vì không trả nợ được. ngày 24/11/2007 ông A bị Công An bắt. Ngày 16/11/2007 ngân hàng Y đã phát đơn kiện ra tòa. Hỏi trường hợp này thì khi A vay ngân hàng Y có phải thông báo cho B biết hay không? Khi kiện thì sẽ xử lý như thế nào?

Gửi bởi: Nguyễn Văn Toàn

Trả lời có tính chất tham khảo

I. Trả lời câu hỏi A có phải thông báo với B khi A thế chấp tài sản của mình cho Y (sau khi B đã thế chấp tài sản cho ngân hàng X) hay không:

Căn cứ điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2005, quy định về nghĩa vụ của bên ủy quyền thì bên ủy quyền có những nghĩa vụ sau đây:

« 1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được uỷ quyền thực hiện công việc;

2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được uỷ quyền thực hiện trong phạm vi uỷ quyền;

3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền và trả thù lao cho bên được uỷ quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao. »

Do B đã thực hiện xong nội dung ủy quyền (đã thế chấp nhà tại ngân hàng X) vì vậy A không còn nghĩa vụ cung cấp thông tin cho B nữa. Hay nói cách khác sau khi B đem thế chấp tài sản ở ngân hàng X, A có quyền tiếp tục thế chấp tài sản của mình ở ngân hàng khác mà không cần hỏi ý kiến của B.

Khi A đem tài sản đã thế chấp cho một nghĩa vụ đi thế chấp cho nghĩa vụ khác thì A phải hoàn thành nghĩa vụ thông báo về quyền của người thứ 3 đối với tài sản bảo đảm với bên nhận thế chấp (thông báo cho cả ngân hàng X và ngân hàng Y) theo quy định tại Khoản 3 Điều 348 Bộ luật Dân sự 2005.

II. Trả lời câu hỏi khi vụ việc bị kiện ra tòa thì xử lý thế nào:

Trường hợp này cần làm rõ mối quan hệ của A với B, có thể chia làm các trường hợp sau:

1. Nếu A ủy quyền cho B được sử dụng tài sản của mình để thực hiện thế chấp bảo đảm khoản vay củaB cho khoản vay tiền từ ngân hàng X,

Nếu thuộc trường hợp này thì giao dịch thế chấp tài sản với ngân hàng X là vô hiệu do Khoản 5 Điều 144 Bộ luật Dân sự quy định người nhận ủy quyền không được giao dịch với chính mình hoặc người cũng được mình đại diện (trong trường hợp này, B đã dùng tài sản của A và đại diện cho A bảo đảm khoản vay của chính mình). Vì vậy khoản vay của B tại ngân hàng X trở thành khoản nợ không có bảo đảm.

Hợp đồng thế chấp tại ngân hàng Y vẫn có hiệu lực pháp luật và khi A không trả được khoản vay thì tài sản được đem ra xử lý để thanh toán khoản vay.

A có thể sẽ bị truy cứu về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009.

2. Nếu A ủy quyền cho B vay tiền cho A và làm thủ tục thế chấp tài sản cho khoản vay này tại ngân hàng X

Nếu thuộc trường hợp này, khoản nợ tại ngân hàng X là khoản nợ có bảo đảm.

Khi A đi thế chấp tài sản này ở ngân hàng Y thì ngoài việc thông báo với Y (A đã thực hiện), A còn phải thông báo với cả X.

Nếu A không có khả năng thanh toán nợ thì nhà và quyền sử dụng đất của A sẽ được phát mại để thanh toán cho cả ngân hàng X và ngân hàng Y.

A có thể sẽ bị truy cứu về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009.

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

Địa chỉ: Số 335 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội

Điện thoại: 04.3747 8888 – Email: info@luatdaiviet.vn

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 33/2005/QH11 Dân sự

Bộ luật 15/1999/QH10 Hình sự

Luật 37/2009/QH12 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự

Trả lời bởi: z


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191