Đương sự có được vắng mặt khi tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc ly hôn hay không?

Đương sự có được vắng mặt khi tham gia phiên tòa giải quyết vụ việc ly hôn hay không?

Em muốn đưa đơn ly hôn ra tòa để xin ly hôn nhưng em ở nước ngoài không về được thì giờ em phải làm thế nào để có thể giải quyết việc ly hôn? Nếu em viết đơn xin tòa xử vắng mặt có được không?

Gửi bởi: nguyen quan

Trả lời có tính chất tham khảo

Trước hết, bạn cần lưu ý đến các quy định về thủ tục xin ly hôn tại Việt Nam sau đây:

Theo quy định tại Điều 85 và Điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn” và “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn”. Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Tình trạng của vợ chồng trầm trọng;

b) Đời sống chung không thể kéo dài;

c) Mục đích của hôn nhân không đạt.

Về thủ tục giải quýêt ly hôn tại toà án Việt Nam, theo quy định thủ tục này được tiến hành dựa trên yêu cầu của đương sự là thuận tình ly hôn hay đơn phương xin ly hôn. Vì vậy có 2 trường hợp:

1. Nếu vợ chồng thuận tình ly hôn, thì điều kiện tiến hành xin công nhận thuận tình ly hôn tại Việt Nam bao gồm: Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con (cần lưu ý sự thoả thuận của hai bên về tài sản và con trong từng trường hợp cụ thể này là bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con).

Trường hợp các bên chỉ tranh chấp một trong các vấn đề về tài sản, nuôi con, tình cảm.. Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp theo thủ tục chung.

Theo đó, thủ tục thuận tình ly hôn được tiến hành theo các bước sau:

– Bước 1: nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại Tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;

– Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho đương sự

– Bước 3:nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

– Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.

– Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Hồ sơ xin công nhận thuận tình ly hôn gồm có các giấy tờ sau đây:

– Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao);

– Giấy khai sinh của con (bản sao – nếu có);

– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như:

GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);

2. Nếu một bên vợ hoặc chồng đơn phương xin ly hôn, thì thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên được tiến hành theo các bước sau:

– Bước 1: nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;

– Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;

– Bước 3: nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

– Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Theo đó, hồ sơ khởi kiện xin ly hôn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện gồm có các giấy tờ sau đây:

– Đơn xin ly hôn (theo mẫu);

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

– Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân (bản sao chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực – nếu có);

– Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐ (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);

Do đó, nếu muốn ly hôn tại Việt Nam, bạn phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, đối với vấn đề Tòa án có được xét xử vắng mặt đương sự hay không,Khoản 2, Điều 58 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của đương sự khi tham gia tố tụng, theo đó các đương sự có quyền và nghĩa vụ phải tham gia phiên toà và phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của toà án trong thời gian giải quyết vụ án. Trong một số trường hợp, nếu không thể tham gia phiên toà, các đương sự có thể cử người đại diện theo uỷ quyền tham gia phiên toà thay mặt cho mình.

Song, đối với vụ việc ly hôn, theo quy định tại khoản 3 Điều 73 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2005), đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, cụ thể là:người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.

Như vậy, bạn bắt buộc phải về Việt Nam để thực hiện các thủ tục xin ly hôn và tham gia phiên toà xử ly hôn mà không thể yêu cầu toà án xử vắng mặt được.

Các văn bản liên quan:

Bộ luật 24/2004/QH11 Tố tụng dân sự

Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình

Trả lời bởi: CTV2


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191