Phân chia tài sản khi đơn phương ly hôn

Phân chia tài sản khi đơn phương ly hôn

Tôi muốn đơn phương xin ly hôn chồng tôi nhưng chúng tôi không thỏa thuận được trong việc phân chia tài sản. Con cái chúng tôi đã lớn và có công việc ổn định. Tài sản chung là một ngôi nhà có giá trị khoảng 2 tỷ. Trong đó tôi có đóng góp công sức nhiều hơn. Tôi xin hỏi tôi đơn phương xin ly hôn thì vấn đề phân chia tài sản sẽ như thế nào? Làm thế nào để tôi chứng minh được mình góp công sức nhiều hơn để đươc chia phần tài sản xứng đáng. Nếu tòa đứng ra phân chia tài sản thì sẽ phải trả bao nhiêu phần trăm giá trị tài sản. Tòa án sẽ định giá tải sản của chúng tôi thế nào? Nếu bên chồng tôi nhất định không chịu ly hôn và không chịu thỏa thuận chia tài sản thì sẽ giải quyết thế nào?

Gửi bởi: Nguyệt

Trả lời có tính chất tham khảo

Thứ nhất: Về quyền đơn phương ly hôn

Tại Khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định:

“… Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn…”

Do vậy, bạn hoàn toàn có quyền đơn phương yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Theo quy định của pháp luật tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thìSau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự” và trong trường hợp của bạn “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn” theo quy định tại Điều 91 Luật này.

Do đó, khi bạn đơn phương ly hôn thì tòa án sẽ tiến hành hòa giải, trong quá trình hòa giải tại tòa án mà chồng bạn không đồng ý ly hôn trong khi bạn vẫn giữ quyết định ly hôn hoặc ngược lại thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và xem xét, giải quyết việc ly hôn của bạn.

Thứ hai: việc chia tài sản chung của 2 vợ chồng

Việc chia tài sản chung của 2 vợ chồng sẽ tuân theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn tại Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 như sau:

“1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết…

2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình…”

Do hai vợ chồng bạn không tự thỏa thuận được về việc chia tài sản nên sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản chung của hai vợ chồng là căn nhà có giá trị 2 tỉ đồng sẽ đươc chia theo quy định tại Điều 98 Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng”

Theo đó, trong trường hợp của bạn thì tài sản chung là ngôi nhà sẽ được chia đôi, có tính đến hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.

Để chứng minh được mình góp công sức nhiều hơn để đươc chia phần tài sản xứng đáng với công sức của mình bạn phải đưa ra các dẫn chứng để chứng minh mình đóng góp công sức nhiều hơn vào ngôi nhà của 2 vợ chồng bạn. Ví dụ đóng góp tiền và công sức trong những lần sửa chữa, tu bổ nhà, hay đóng góp nhiều tiền hơn khi mua nhà…

Thứ ba: Về % giá trị tài sản phải trả cho việc phân xử của Tòa án

Trước hết, về lệ phí tòa án, theo Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án (Ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm 2009 về Án phí, lệ phí Tòa án) thì: Lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự là 200.000 đồng.

Điều 7 Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí tòa án của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định về cách thức tính tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm:

“Để có cơ sở tính tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm thì tùy từng trường hợp Tòa án cần căn cứ vào một trong các yếu tố sau:

1. Giá tài sản theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Bảng giá của các Tổ chức thẩm định giá.

3. Giá tài sản tại thị trường địa phương.

4. Trường hợp không thể căn cứ hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này để xác định giá trị tài sản tranh chấp, thì Tòa án gửi văn bản đề nghị cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn khác có ý kiến về việc xác định giá tài sản”

Điểm a, khoản 2 Điều 11 về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh.

Trường hợp vợ hoặc chồng có yêu cầu thì người yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm là 200.000 đồng;

“4. Trường hợp ngoài yêu cầu ly hôn, đương sự còn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng thì họ phải nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần họ yêu cầu chia trong giá trị tài sản mà Tòa án tạm tính theo hướng dẫn tại Điều 7 của Nghị quyết này”

Theo đó, khi khởi kiện ra tòa yêu cầu ly hôn và chia tài sản là ngôi nhà trị giá 2 tỉ đồng. Bạn phải trả các khoản sau:

Thứ nhất: lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự: 200.000 đồng

Thứ hai: tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm: 200.000 đồng

Thứ ba: đối với phần tài sản mà mình muốn tòa án chia, căn cứ vào định giá của Tòa án theo Điều 7 nói trên bạn sẽ phải nộp số % theo quy định tại Danh mục mức án phí, lệ phí Tòa án (Ban hành kèm theo Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm 2009 về Án phí, lệ phí Tòa án). Cụ thể, mức án phí sơ thẩm đối với các vụ án về tranh chấp dân sự có giá ngạch như sau:

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

a) từ 4.000.000 đồng trở xuống

200.000 đồng

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng

5% giá trị tài sản có tranh chấp

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng

20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng

72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng

112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.

Các văn bản liên quan:

Pháp lệnh 10/2009/UBTVQH12 Án phí, lệ phí tòa án

Luật 22/2000/QH10 Hôn nhân và gia đình

Trả lời bởi: CTV7


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191