Xử lý tài sản liên quan đến vụ án hình sự

Xử lý tài sản liên quan đến vụ án hình sự

 

 

Tôi cho bà L vay 1,2 tỷ đồng, sau khi khởi kiện,trong quyết định hòa giải thành tòa án tuyên bà L phải trả cho tôi số tiền trên ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Vợ chồng bà L có một mảnh đất dự án, hợp đồng bản chính do chồng bà L giữ, vì cần tiền nên bà L đã làm giả 2 hợp đồng của mảnh đất trên để thế chấp cho ngân hàng và 1 cá nhân để vay số tiền 2.5 tỷ đồng. Hợp đồng vay tiền nêu trên chỉ có mình bà L ký công chứng. Chồng bà L không biết, hiện nay bà L đang bị khởi tố về tội ’’sử dụng tài liệu, con dấu giả để vay tiền của ngân hàng và cá nhân’’ hợp đồng bản chính mảnh đất trên chồng bà L đã nộp cho công an để phục vụ quá trình điều tra. Tôi xin hỏi:

1. Cơ quan điều tra đang làm thủ tục cho phép vợ chồng bà L bán đất trên để khắc phục hậu quả giảm nhẹ TNHS (việc bán đất có sự đồng ý của ngân hàng và cá nhân nêu trên). Việc này có đúng không? Cơ quan thi hành án có quyền kê biên mảnh đất trên để thi hành bản án dân sự của tôi không?

2. Nếu phần dân sự trong bản án hình sự tuyên buộc bà L bán đất để khắc phục hậu quả số tiền vay của ngân hàng và cá nhân thì quyết định thi hành án của tôi có được ưu tiên thanh toán không?

 

Gửi bởi: trần thái bình

Trả lời có tính chất tham khảo

Trường hợp anh hỏi là một vụ việc cụ thể, vừa có yếu tố dân sự, vừa có dấu hiệu tội phạm hình sự, trong khi đó vụ việc liên quan đến hành vi có dấu hiệu tội phạm chưa được kết luận cụ thể, rõ ràng, vì thế chúng tôi không khẳng định một cách chính xác các nội dung anh hỏi. Chúng tôi chỉ trao đổi một số vấn đề sau đây để anh tham khảo:

1. Về việc kê biên tài sản để thi hành án dân sự:

Về nguyên tắc, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án nếu tài sản đó thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án. Tài sản đó có tranh chấp thì cơ quan thi hành án dân sự chỉ được xử lý khi đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định tài sản đó thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án.

2. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan tiến hành tố tụng có quyền áp dụng biện pháp xử lý tài sản là tang vật, vật chứng của vụ án, trong đó có việc bán tài sản tươi sống, mau hỏng. Đối với tài sản liên quan đến vụ án nhưng có thể kê biên, tạm giữ và phục cho việc xét xử, thì thông thường cơ quan điều trang áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc biện pháp tư pháp để Toà án quyết định và cơ quan thi hành án dân sự xử lý sau khi có bản án, quyết định của Toà án.

3. Về thứ tự thanh toán tiền thi hành án:

Khoản 3Điều 47 Luật Thi hành dân sự năm 2008 quy định “số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án”.

Các văn bản liên quan:

Luật 26/2008/QH12 Thi hành án dân sự

Bộ luật 19/2003/QH11 Tố tụng hình sự

Trả lời bởi: Lê Anh Tuấn – Tổng cục THADS

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191