Xe nổ lốp có được coi là sự kiện bất khả kháng

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xe nổ lốp có được coi là sự kiện bất khả kháng

Một người lái xe, bị nổ lốp nên không làm chủ được phương tiện, mất lái đâm vào xe một người khác khiến người này chết. Trường hợp này có phải là sự kiện Bất khả kháng theo Khoản 1, Điều 156 luật dân sự 2015 không ạ? Rất mong được tư vấn giải thích hộ ạ.


Xe nổ lốp có được coi là sự kiện bất khả kháng
Xe nổ lốp có được coi là sự kiện bất khả kháng

Luật sư Tư vấn Xe nổ lốp có được coi là sự kiện bất khả kháng – Gọi 1900.0191

1./Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 02 tháng 01 năm 2018

2./Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015

3./Luật sư trả lời

      Căn cứ Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sự kiện bất khả kháng như sau:

“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

Theo quy định pháp luật nêu trên, một sự kiện được coi là “bất khả kháng” khi:

– Sự kiện đó xảy ra một cách khách quan và không thể lường trước được việc sẽ xảy ra; và

– Khi sự kiện đó xảy ra, chủ thể có liên quan đã thực hiện mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép những cũng không thể khắc phục được.

Như vậy, với sự kiện nổ lốp khiến cho người lái xe mất lái cần xem xét kĩ sự kiện này dựa trên các điều kiện nêu trên.

Thứ nhất, là việc nổ lốp, việc nổ lốp diễn ra là khách quan, người lái xe không thể biết trước được việc xe sẽ nổ lốp khi đi trên đường. Điều này có thể chứng minh thông qua việc người lái xe hay chiếc xe đã được kiểm tra kĩ thuật trước khi đi vào hoạt động vận hành trên đường. Tuy nhiên, nếu người lái xe đã nhận thấy việc xe có vấn đề từ trước nhưng vẫn cố tình vận hành xe thì sự việc này là có thể lường trước được và nó không thể được coi là sự việc khách quan được nữa.

Thứ hai, đối với việc mất lái do xe nổ lốp và đâm vào người khác gây hậu quả nghiêm trọng. Ở đây, khi xe đang đi trên đường thì việc đột nhiên nổ lốp dẫn đến mất lái là điều hoàn toàn có thể. Người lái xe không thể lường trước được việc nổ lốp cũng như với độ gấp của sự kiện lúc bấy giờ, người lái xe có thể đã làm mọi biện pháp cần thiết để ngăn việc đâm vào người khác nhưng vẫn không thể ngăn được hậu quả thì sự kiện này được coi là sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, nếu sự việc nổ lốp không phải là khách quan hoặc là khách quan nhưng do lỗi của người lái xe như đang chạy quá tốc độ dẫn đến không thể giữ lái được kịp thời làm cho xe mất lái hoặc ở thời điểm đó, người lái xe có thể lựa chọn việc đâm vào nơi khác không gây thiệt hại về người nhưng người đó đã không lựa chọn như vậy thì ở đây, với hành vi đó, sự kiện này không được coi là sự kiện bất khả kháng và người lái xe được cho là có lỗi.\

Như vậy, khi xem xét một sự kiện có phải sự kiện bất khả kháng, thì cần xem xét cụ thể mối liên hệ giữa hành vi và hoàn cảnh khi xảy ra sự kiện lúc ấy, chứ không phải chỉ xem xét hành vi khi đó.

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191