Đơn xin đánh bắt ở hải phận quốc tế

Mẫu đơn xin đánh bắt ở hải phận quốc tế gồm những nội dung nào, kính mời bạn đọc tìm hiểu ở bài viết dưới đây

Hướng dẫn đơn xin đánh bắt ở hải phận quốc tế

Mẫu đơn này được dùng cho cá nhân, tổ chức sở hữu tàu cá xin cơ quan có thẩm quyền cấp văn bản chấp thuận cho tàu cá được đánh bắt ở hải phận quốc tế.

Mẫu đơn xin đánh bắt ở hải phận quốc tế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

………,Ngày…….tháng…….năm……..

ĐƠN XIN ĐÁNH BẮT Ở HẢI PHẬN QUỐC TẾ

Kính gửi: Tổng cục thuỷ sản

-Căn cứ: Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982;

-Căn cứ: Luật thuỷ sản 2017;

-Căn cứ: Nghị định 26/2019/NĐ-CP;

Tên tổ chức, cá nhân:…………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Số giấy đăng ký doanh nghiệp/chứng nhận đầu tư    ……….

(hoặc Số CMND/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân/mã số định danh cá nhân):..……….…   …….)

Điện thoại:……………………….Fax:………….      ………..Email:……………………….

Là chủ tàu mang số đăng ký:…………….., Công suất máy chính: …           ……

Mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO):……………….      …………

Số hiệu của tàu:………………………….   ………………

Chiều dài lớn nhất của tàu: ………………….. m, chiều rộng lớn nhất của tàu: ……………. m; mớn nước: ………………………. m

Nội dung sự việc trình bày:

Vào ngày….tháng….năm…..tôi có mua một tàu đánh bắt số hiệu………Tàu đã được đăng kí và trang bị đầy đủ các thiết bị và yêu cầu cần thiết để có thể hoạt động khai thác ở hải phận quốc tế. Vì vậy, tôi viết đơn này xin Tổng cục hải quan cấp văn bản chấp thuận cho tàu của tôi được đánh bắt ở hải phận quốc tế.

Căn cứ vào:

Khoản 1, Điều 87 Công ước liên hiệp quốc về luật biển 1982

Điều 87. Tự do trên biển cả

1. Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển. Quyền tự do trên biển cả được thực hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ước hay và những quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định. Đối với các quốc gia dù có biển hay không có biển, quyền tự do này đặc biệt bao gồm:

a) Tự do hàng hải;

b) Tự do hàng không;

c) Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ Phần VI;

d) Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI;

e) Tự do đánh bắt hải sản trong các điều đã được nêu ở Mục 2;

f) Tự do nghiên cứu khoa học với các điều kiện tuân thủ các Phần VI và VIII.

Điều 53 Luật thuỷ sản 2017 quy định:

Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam

1. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chấp thuận đối với tàu cá khai thác thủy sản tại vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc cấp phép đối với khai thác thủy sản tại vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ có biển cho phép hoặc được tổ chức quản lý nghề cá khu vực cấp hạn ngạch cho Việt Nam;

b) Tàu cá có đủ điều kiện hoạt động; đã được đăng ký, có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá còn hiệu lực ít nhất 06 tháng; có đủ trang thiết bị an toàn cho người và tàu cá; thiết bị giám sát hành trình, thông tin liên lạc phù hợp;

c) Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng hoặc chứng chỉ do cơ quan có thẩm quyền cấp; thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có bảo hiểm, hộ chiếu; trên tàu hoặc một nhóm tàu phải có ít nhất một người biết sử dụng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu cá đến khai thác; không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật;

d) Đáp ứng điều kiện khác theo quy định của tổ chức nghề cá khu vực, quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Điều 46 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 46. Điều kiện tàu cá hoạt động khai thác thuỷ sản ngoài vùng biển Việt Nam

Tàu cá hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên, không vi phạm khai thác bất hợp pháp.

2. Có mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).

3. Có quan sát viên theo quy định của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực hoặc quốc gia ven biển.

4. Thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác tại vùng biển do Tổ chức quản lý nghề cá khu vực quản lý.

5. Tàu cá phải trang bị, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải trên tàu cá bao gồm: Máy thu phát vô tuyến điện thoại sóng cực ngắn (VHF) có bộ phận gọi, chọn số và thu trực canh (DCS) trên kênh 70 hoặc 16; máy thu phát vô tuyến điện (MF/HF); máy thu tự động thông báo hàng hải và thời tiết (NAVTEX), phao chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIRB), thiết bị định vị vệ tinh (GPS).

6. Tàu cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh.

Từ những căn cứ trên, tôi thấy rằng hải phận quốc tế là vùng biển luật pháp cho phép tự do đánh bắt và tàu của tôi đủ điều kiện để hoạt động đánh bắt ở hải phận quốc tế. Vì vậy tôi làm đơn này xin Tổng cục thuỷ sản cấp văn bản chấp thuận cho tàu của tôi được đánh bắt ở hải phận quốc tế.

Tôi xin chân thành cảm ơn và cam kết toàn bộ nội dung là sự thật.

Tài liệu chứng cứ đi kèm:
-Giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế của thuyền viên
-Bản sao giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật tàu
-Bản sao giấy chứng nhận đăng kí tàu biển
-Bản sao chứng chỉ thuyền trưởng
-Danh sách, ảnh và số hộ chiếu của thuyền viên, người làm việc trên tàu cá  
Người viết đơn
(ký và ghi rõ họ tên)  

DỊCH VỤ SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG

TƯ VẤN MIỄN PHÍ  –> GỌI NGAY 1900.0191

Danh mục bài viết liên quan:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191