Nhượng quyền thương hiệu là gì? Cần những giấy tờ gì để chứng minh được nhượng quyền thương hiệu?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Nhượng quyền thương hiệu là gì? Cần những giấy tờ gì để chứng minh được nhượng quyền thương hiệu?

Tôi muốn hỏi, nhượng quyền thương hiệu được hiểu như thế nào và nếu tôi được nhượng quyền một thương hiệu để kinh doanh thương hiệu đó ở việt nam thì tôi phải có những giấy tờ gì để chứng minh cho việc này, các giấy tờ đó có cần thông qua sự cho phép của nhà nước việt nam hay gì không?


Luật sư Tư vấn Luật Thương mại – Gọi 1900.0191

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 04 tháng 04 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề 

Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại

3./ Luật sư tư vấn

Hệ thống Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định đối với thuật ngữ “thương hiệu”, theo đó, thương hiệu là thuật ngữ markrting được xây dựng lên bởi quá trình hoạt động, quản lý, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa,… của doanh nghiệp. Hiện nay, pháp luật chỉ ghi nhận đối với việc các thương nhân thực hiện việc nhượng quyền thương mại cho nhau.

Nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay được hiểu như việc thương nhân thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, chuyển nhượng cho thương nhân khác về hàng hóa, dịch vụ, quy trình sản xuất, mô hình quản lý và kinh doanh.

Để thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại, trước hết các bên phải đáp ứng các điều kiện theo pháp luật quy định, cụ thể:

Căn cứ Điều 5, Điều 6 Nghị 35/2006/NĐ-CP quy định điều kiện của các bên như sau:

Bên nhượng quyền:

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

1. Hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.

2. Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

3. Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm theo quy định pháp luật.

Bên nhận quyền:

Thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.

Theo đó, để chứng minh bên chuyển nhượng được nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền cần cung cấp những giấy tờ chứng minh đủ các điều kiện trên như: Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định,…

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191