Siết nợ có đúng luật pháp

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Siết nợ có đúng luật pháp?

Việc siết nợ một người không có khả năng chi trả và đang trong hoàn cảnh rất khó khăn, vẫn ép và bắt người đó ký giấy bán đồ đạc thì có được pháp luật đồng tình, tôi nên xử lý như thế nào khi chúng rất đông và hung hăng, hơi tí là chửi bới và dọa đánh, giết, tôi còn có vợ và con nhỏ đang đi học nên không thể để bị ảnh hưởng được.


Luật sư Tư vấn Luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 26 tháng 04 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề quy định pháp luật về siết nợ

Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;

Bộ luật Dân sự 2015

3./ Luật sư tư vấn

Việc cho vay tiền, tài sản khác được pháp luật dân sự ghi nhận là một giao dịch dân sự, theo đó, bên vay có nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn hoặc khi có yêu cầu theo thỏa thuận, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay trả nợ khi đến hạn hoặc theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, quyền yêu cầu bên vay trả nợ của bên cho vay không đồng nghĩa với việc bên cho vay có quyền chiếm giữ hoặc cưỡng đoạt tài sản của người khác để thực hiện việc trả nợ. Hành vi này là hành vi trái pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.

Căn cứ quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, tùy từng hành vi chiếm giữ hoặc cưỡng đoạt tài sản của người khác,… trên thực tế để thực hiện việc trả nở và giá trị tài sản bị chiếm giữ, người có hành vi này có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự về các tội về xâm phạm tài sản của người khác như tội cướp tài sản (Điều 168), Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170); Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172),… Hoặc trường hợp chưa cấu thành tội phạm hình sự thì người có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trai phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, siết nợ là hành vi trái phép, không được pháp luật thừa nhận. Người thực hiện việc siết nợ sẽ bị xử lý theo các chế tài theo quy định pháp luật tùy thuộc vào hành vi, mức độ nguy hiểm và những thiệt hại thực tế xảy ra. Do đó, để thực hiện quyền yêu cầu trả nợ theo đúng pháp luật và đảm bảo quyền, lợi ích của mình không bị xâm hại, người cho vay có thể thông qua các thủ tục tố tụng để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định pháp luật.

Với những tư vấn về câu hỏi Siết nợ có đúng luật pháp, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191