Cơ quan nào quản lý hoạt động báo chí

Cơ quan nào quản lý hoạt động báo chí? Quy định tại đâu, có những quyền hạn nào?

Thưa luật sư, ngày 11/09/2017, một tờ báo đã đăng thông tin sai lệch về sự việc xảy ra tại nhà tôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự uy tín của tôi. Tôi muốn biết cơ quan nào quản lý hoạt động báo chí để gửi đơn đề nghị xử phạt tòa soạn báo này.


Cơ quan nào quản lý hoạt động báo chí
Cơ quan nào quản lý hoạt động báo chí

Luật sư Tư vấn Cơ quan nào quản lý hoạt động báo chí – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đề nghị được tư vấn luật đến Công ty Luật LVN. Để thuận tiện cho việc quý khách có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1. Thời điểm sự kiện pháp lý

Ngày 13 tháng 09 năm 2017

2. Cơ sở pháp lý

Luật Báo chí 2016

3. Luật sư trả lời

Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.

Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, vấn đề hoạt động mà hoạt động báo chí chịu sự quản lý của các cơ quan khác nhau.

Theo điều 7 Luật báo chí 2016, các cơ quan sau đât là cơ quan quản lý nhà nước về báo chí:

–  Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.

–  Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.

–  Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.

–  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương.

Các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí sẽ quản lý báo chí trong nhưng nội dung sau:

– Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí.

–  Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí.

– Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí.

–  Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo chí.

– Tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí.

-. Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo chí và thẻ nhà báo.

– Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của cơ quan báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam.

– Kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí quốc gia.

– Chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí.

-. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí.

Ngoài các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, Điều 8 và Điều 15 Luật báo chí 2016 còn quy định Hội Nhà báo Việt Nam, Cơ quan chủ quản báo chí cũng là cơ quan quản lý hoạt động báo chí.

Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên;

b) Ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo;

c) Tham gia ý kiến xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển báo chí, văn bản quy phạm pháp luật về báo chí;

d) Tham gia thẩm định sản phẩm báo chí khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp và nghiệp vụ báo chí cho hội viên;

e) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước tuyên truyền, phổ biến pháp luật về báo chí;

g) Tham gia giám sát việc tuân theo pháp luật về báo chí; thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;

h) Tổ chức giải báo chí để tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí chất lượng cao, có hiệu quả xã hội tích cực.

Cơ quan chủ quản báo chí có quyền hạn, nhiệm vụ như sau.

a) Xác định loại hình báo chí, tôn chỉ, Mục đích, đối tượng phục vụ, ngôn ngữ thể hiện của từng loại hình, từng loại sản phẩm báo chí, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động của cơ quan báo chí;

b) Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí và gửi văn bản thông báo về việc miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu cơ quan báo chí tới Bộ Thông tin và Truyền thông;

d) Thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan báo chí; khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.

e) Chỉ đạo cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, Mục đích, nhiệm vụ, phương hướng hoạt động; tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ quan báo chí;

f) Bảo đảm nguồn kinh phí ban đầu và Điều kiện cần thiết cho hoạt động của cơ quan báo chí;

g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan báo chí, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật.

      Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN



TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191