TRÌNH TỰ KHIẾU NẠI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI KHÔNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP

TRÌNH TỰ KHIẾU NẠI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI KHÔNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP.

Việc làm, trả lương, điều kiện làm việc luôn là vấn đề người lao động quan tâm nhưng khi người sử dụng lao động không thực hiện đúng theo hợp đồng lao động đã ký kết như việc trả lương chậm không có lý do, quá 30 ngày chậm lương hay ra quyết định thôi việc không lý do của người sử dụng lao động,… Bạn sẽ làm gì khi đứng trước hoàn cảnh đó?. Theo quy định của của Nghị định 119/2014/NĐ- CP người lao động cần phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục nhất định.

TRÌNH TỰ KHIẾU NẠI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI KHÔNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP.

Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người lao động có hoàn toàn có quyền khiếu nại đối với hành vi đó.

1.Các hình thức khiếu nại bao gồm:

Gửi đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.  a) Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn thì trong đơn khiếu nại ghi rõ nội dung sau đây: ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại (nếu có) và yêu cầu giải quyết khiếu nại. Đơn khiếu nại do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ; b) Khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định và yêu cầu người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.

Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:

a) Khiếu nại bằng hình thức gửi đơn thì trong đơn ghi đầy đủ nội dung theo quy định, có chữ ký của những người khiếu nại và cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;

b) Khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và đề nghị cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại đầy đủ nội dung khiếu nại theo quy định và yêu cầu người đại diện ký tên hoặc điểm chỉ vào văn bản.

Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện .

TRÌNH TỰ KHIẾU NẠI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI KHÔNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
TRÌNH TỰ KHIẾU NẠI CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHI KHÔNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP

2.Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động

–  Người sử dụng lao động có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại cụ thể người lao động nộp đơn khiếu nại đến người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

–  Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu.

3.Trình tự khiếu nại

  • Đối với khiếu nại lần đầu: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết, thực hiện các công việc nhằm kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại , ra quyết định giải quyết,…và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại và Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính;
  • Đối với khiếu nại lần hai: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết,và thông báo bằng văn bản về việc thụ lý giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại.

4.Thời gian giải quyết

Đối với khiếu nại lần đầu:  Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Đối với khiếu nại lần hai:  Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Đây là một trong các con đường giải quyết khi bạn bị xâm phạm đến quyền lợi không được trả lương theo quy định. Ngoài ra, bạn có thể gửi đơn khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết.

 

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191