Đối tượng, điều kiện cấp giấy phép khai thác thủy sản

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Đối tượng, điều kiện cấp giấy phép khai thác thủy sản


Luật sư Tư vấn Luật Thủy sản – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 29 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Đối tượng, điều kiện cấp giấy phép khai thác thủy sản

  • Luật thủy sản năm 2003
  • Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 53/2012/NĐ-CP)

3./ Luật sư tư vấn

Khai thác thủy sản là việc khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Việc khai thác này ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn lợi tự nhiên, tới đời sống của những người sống dựa trên nguồn lợi thủy sản, do vậy, việc khai thác cần nằm trong một giới hạn nhất định và trong quá trình khai thác phải tuân theo những điều kiện nhất định để đảm bảo ảnh hưởng của việc khai thác tới nguồn lợi thủy sản, tới môi trường thấp nhất có thể. Để đảm bảo điều này pháp luật có những quy định về đối tượng, điều kiện cấp giấy phép khai thác thủy sản.

Căn cứ theo Điều 1 Luật Thủy sản quy định về “đối tượng, phạm vi áp dụng” như sau:

“Luật này áp dụng đối với hoạt động thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên đất liền, hải đảo, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”

Điều 17 Luật Thủy sản quy định:

“Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản được cấp Giấy phép khai thác thủy sản phải có các điều kiện sau đây:

1.Có đăng ký kinh doanh khai thác thuỷ sản;

2.Có tàu cá đã đăng ký, đăng kiểm;

3.Có ngư cụ, phương tiện khai thác phù hợp;

4.Thuyền trưởng, máy trưởng trên tàu cá phải có văn bằng, chứng chỉ phù hợp theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, các tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản đều là đối tượng khai được khai thác thủy sản nhưng chỉ có những cá nhân, tổ chức thỏa mãn các điều kiện trên mới được cấp phép khai thác thủy sản.

Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam thì ngoài những điều kiện theo quy định tại Điều 17 Luật Thủy sản còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 33/2010/NĐ-CP:

1.Đối với tàu cá: 
a)Tàu cá có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp I hoặc cấp không hạn chế. Trường hợp hoạt động tại vùng biển của quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á thì tàu cá phải có đủ tiêu chuẩn vùng hoạt động hạn chế cấp II trở lên; 
b)Đã được đăng ký, đăng kiểm. Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá phải còn thời gian hiệu lực ít nhất là 3 tháng; 
c)Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn cho người và tàu cá, thông tin liên lạc tương ứng với vùng biển hoạt động theo quy định của pháp luật; 
d)Có đủ biên chế thuyền viên theo quy định của pháp luật; 
2.Đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá: 
a)Thuyền trưởng, máy trưởng phải có bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng do cơ quan có thẩm quyền cấp; 
b)Có bảo hiểm thuyền viên; 
c)Có sổ thuyền viên tàu cá hoặc chứng chỉ nghiệp vụ thuyền viên tàu cá. 
3.Đối với tổ chức, cá nhân đưa tàu cá đi khai thác ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác phải đáp ứng các điều kiện quy định đối với tàu cá, đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và các điều kiện sau: 
a)Có hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản với tổ chức, cá nhân của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển, được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển đó chấp thuận hoặc theo nội dung của Hiệp định hợp tác nghề cá giữa quốc gia và vùng lãnh thổ có biển với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 
b)Thuyền viên trên tàu phải có hộ chiếu phổ thông; 
c)Trên tàu hoặc cùng một nhóm tàu phải có ít nhất một (01) người biết tiếng Anh hoặc ngôn ngữ thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu cá đến khai thác; 
d)Đáp ứng được điều kiện khác theo quy định của pháp luật nước sở tại (nếu có). 
4.Đối với tổ chức, cá nhân tổ chức đưa tàu cá đi khai thác ở vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác phải đáp ứng các điều kiện sau: 
a)Có hợp đồng hợp tác khai thác thủy sản với tổ chức, cá nhân của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển, được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có biển đó chấp thuận hoặc theo nội dung của Hiệp định hợp tác nghề cá giữa quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 
b)Đáp ứng các điều kiện về tàu cá, thuyền viên và người làm việc trên tàu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này; 
c)Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật nước sở tại (nếu có).”

Như vậy, pháp luật Việt Nam quy định về đối tượng và điều kiện để được cấp giấy phép khai thác thủy sản như đã trình bày trên đây.

Với những tư vấn về câu hỏi Đối tượng, điều kiện cấp giấy phép khai thác thủy sản, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191