Phơi ván bóc chiếm hết phần đường thì có vi phạm không?

Câu hỏi của khách hàng: Phơi ván bóc chiếm hết phần đường thì có vi phạm không?

 Họ phơi ván bóc quanh năm ở lề đường hết phần đường giành cho xe máy thì có vi phạm không ? Có phải làm luật không?


Luật sư Tư vấn Luật giao thông đường bộ– Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 25/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Luật giao thông đường bộ

  • Luật giao thông đường bộ năm 2008
  • Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
  • Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017

3./ Luật sư trả lời Phơi ván bóc chiếm hết phần đường thì có vi phạm không?

Gỗ ván bóc là những lớp gỗ được lạng mỏng từ những cây gỗ tự nhiên. Độ dày của mỗi tấm khoảng từ 0,3 đến 0,6 mm. Độ rộng thì tùy theo từng loại gỗ khoảng 170mm đến 250mm, được phơi và sấy khô.

Căn cứ Khoản 3 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: “Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Đồng thời Điểm d Khoản 2 Điều 35 Luật giao thông đường bộ 2008 về các hành vi không được thực hiện bao gồm:

“d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;”

Do đó, hành vi phơi ván bóc ra ngoài lề đường, lấn chiếm đường đi của cả xe máy là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 12 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ:

“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

Do đó, mức xử phạt trung bình đối với hành vi phơi ván bóc gây cản trở người tham gia giao thông là 150.000 đồng. Và buộc người vi phạm phải khôi phục hiện trạng như ban đầu, tức là đưa ván bóc vào nhà và dọn dẹp đường nếu việc phơi ván bóc gây bụi bận.

Trường hợp hành vi vi phạm này ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cản trợ giao thông đường bộ

Theo Khoản 1 Điều 261 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội cản trở giao thông đường bộ:

“1. Người nào đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

…”

Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình và mọi người bạn nên báo cáo tới UBND phường, xã để họ có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191