Thủ tục, giấy tờ thành lập công ty thực phẩm

Câu hỏi của khách hàng: Thủ tục, giấy tờ thành lập công ty thực phẩm

Xin hỏi các luật sư : Hiện tại tôi muốn thành lập Công ty thực phẩm ( muốn tự mình đăng ký để hiểu biết thêm ) vậy tôi cần những loại giấy tờ và thủ tục gì ? Nộp hồ sơ ở đâu ? Các loại thuế phí cần đóng : Tôi xin chân thành cảm ơn .


Luật sư Tư vấn Luật doanh nghiệp – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 27/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề đăng ký doanh nghiệp

  • Luật An toàn thực phẩm 2010
  • Luật Doanh nghiệp 2014
  • Thông tư số 215/2016/TT-BTC lệ phí đăng ký doanh nghiệp

3./ Luật sư trả lời Thủ tục, giấy tờ thành lập công ty thực phẩm

Tùy thuộc vào công ty lựa chọn kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực nào có thuộc một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện không. Nếu thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định thì mới có thể tiến hành kinh doanh các ngành nghề đó.

Trình tự thủ tục thành lập công ty thực phẩm:

Bước 1: Đăng ký doanh nghiệp, Căn cứ Điều 27 Luật doanh nghiệp 2014:

1. Chuẩn bị hồ sơ:

Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp;

– Điều lệ công ty;

– Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;

– Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; thẻ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.

2. Nộp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư

Thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đầy đủ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp

Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

4. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.

5. Thủ tục hoàn tất nghĩa vụ về thuế

  • Treo biển tại trụ sở công ty;
  • Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế;
  • Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo số tài khoản với Cơ quan nhà nước;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài;
  • In, phát hành hóa đơn giá trị gia tăng.

Căn cứ Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm Thông tư số 215/2016/TT-BTC:

Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp là 200.000 đồng/lần;

Bước 2: Thực hiện xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

– Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tùy thuộc vào thực phẩm bạn kinh doanh thuộc Bộ trưởng Bộ Y tế hay Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Bộ trưởng Bộ Công thương thì nộp hồ sơ tại cơ quan đó. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, bạn cần thực hiện trình tự thủ tục như trên để tiến hành đăng ký doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191