Bên không góp vốn khiến bị hủy thầu thì bên còn lại có kiện đòi bồi thường được không

Câu hỏi của khách hàng: Bên không góp vốn khiến bị hủy thầu thì bên còn lại có kiện đòi bồi thường được không

Xin cao kiến của các luật sư:

Hai công ty A và B hợp tác cùng thực hiện dự án trên lô đất đấu giá, tỷ lệ góp vốn 51%-49%. Đến thời hạn góp vốn để nộp 50% tiền trúng đấu giá đợt 1 thì công ty B đã không góp đủ vốn theo cam kết. Vì vậy, Công ty A đã phải dùng toàn bộ tài chính thuộc nghĩa vụ góp vốn của mình theo hợp đồng để nộp 50% tiền trúng đấu giá đợt 1. Sau đó, Công ty A tuyên bố đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty B. Đến hạn nộp 50% tiền trúng đấu giá đợt 2 thì công ty A, do không thu xếp kịp tài chính nên đã nộp chậm và sau đó bị hủy kết quả trúng đấu giá và bị thu tiền đặt cọc nộp NSNN (ngân sách nhà nước).

Trong trường hợp này, công ty A có thể kiện công ty B yêu cầu bồi thường tiền đặt cọc đã bị thu nộp NSNN không? Nếu được thì yêu cầu bồi thường toàn bộ hay theo tỷ lệ góp vốn đã cam kết?


Luật sư Tư vấn Luật đầu tư – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 28/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi một vi phạm hợp đồng

  • Luật đầu tư năm 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2016)
  • Bộ luật dân sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời Bên không góp vốn khiến bị hủy thầu thì bên còn lại có kiện đòi bồi thường được không

Theo quy định của luật đầu tư thì hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) được hiểu là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Trong trường hợp bởi vì việc vi phạm hợp đồng này của một bên gây thiệt hại cho bên kia, việc bồi thường thiệt hại được điều chỉnh bởi:

Căn cứ điểm g Khoản 1 Điều 29 Luật đầu tư thì một trong những nội dung chủ yếu của Hợp đồng BCC là trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Theo đó, thông thường, khi có sự vi phạm hợp đồng của một bên, việc yêu cầu bồi thường được thực hiện theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng các bên. Trong trường hợp các bên không quy định cụ thể việc này, việc bồi thường thiệt hại chỉ được đặt ra khi:

Hợp đồng đã ký kết giữa các bên đưa ra yếu tố bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại hoặc không quy định về việc bồi thường thiệt hại cũng như yêu cầu về phạt vi phạm. Do theo quy định tại Điều 418 Bộ luật dân sự thì:

-Phạt vi phạm được hiểu là là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

-Khi các bên có thỏa thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm. Nói cách khác, theo quy định này thì bên vi phạm sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường bên cạnh việc phạt vi phạm khi hai bên có thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp công ty A có quyền được công ty B bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận/ theo quy định mà công ty B không thực hiện việc bồi thường thì bên A có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự khi việc hòa giải không thành, trừ trường hợp hai bên có quy định khác về việc giải quyết tranh chấp.

Khi có thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại thì hai bên thực hiện theo thỏa thuận. trường hợp không có thỏa thuận nhưng có quyền được bồi thường thiệt hại thì việc bồi thường này được bồi thường toàn bộ, kịp thời theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, công ty A sẽ có quyền khởi kiện công ty B để yêu cầu bồi thường thiệt hại khi trong hợp đồng của hai bên có quy định về việc vừa phạt vi phạm vừa phải bồi thường thiệt hại, hoặc không nhắc đến việc phạt vi phạm.Trường hợp hai bên có thỏa thuận về việc phạt vi phạm (không nhắc đến việc bồi thường thiệt hại) thì công ty A không có quyền yêu cầu công ty B bồi thường thiệt hại.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191