Đơn xin xác nhận thời gian thực tập

Đơn xin xác nhận thời gian thực tập được gửi tới cơ quan đăng ký thực tập của thực tập sinh nhằm xin xác nhận về quá trình thực tập cho người này.

Mẫu Đơn xin xác nhận thời gian thực tập

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

Hà Nội, ngày 17 tháng 2 năm 2020

ĐƠN XIN XÁC NHẬN THỜI GIAN THỰC TẬP

Kính gửi: Văn phòng Luật sư số 12

– Căn cứ Điều lệ Trư­ờng Đại học ban hành theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg;

– Căn cứ Quyết định số 4414/QĐ-ĐHLHN về việc ban hành Quy định về thực tập và chuyên đề thực tập đối với sinh viên đại học hệ chính quy của Trường Đại học Luật Hà Nội;

– Căn cứ nhu cầu thực tế của sinh viên.

Tôi tên là:                                                        ngày sinh:                                Giới tính:

CMND số:                                                        do CA … cấp ngày …

Mã sinh viên:                                       Lớp:                                  Khóa:

Khoa:                                                                 Trường Đại học Luật Hà Nội

Đã thực tập tại đơn vị từ ngày 19/10/2019 đến ngày 15/2/2020.

Tôi xin trình bày sự việc như sau:

Sinh viên đã tham gia thục tập tại Văn phòng Luật sư số 12 từ ngày 19/10/2019 đến hết ngày 15/2/2020. Vừa qua, sinh viên đã hoàn thành khóa thưc tập của mình theo đúng quy định của Trường Đại học. Sau khi kết thúc kỳ thực tập, sinh viên cần viết Báo cáo thực tập tổng hợp trình bày đầy đủ thông tin, hoạt động và kết quả thu được xuyên suốt thời gian qua.

Vậy sinh viên làm đơn này kính đề nghị Văn phòng xem xét và tổ chức tiến hành xác nhận thời gian cũng như đánh giá toàn bộ quá trình thực tập của sinh viên tại Văn phòng, qua đó làm căn cứ để sinh viên hoàn thiện Báo cáo thực tập, tiến tới thực hiện Chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Quyết định số 4414/QĐ-ĐHLHN:

 Điều 3. Cơ sở thực tập, thời gian và các giai đoạn thực tập

2. Thời gian và các giai đoạn thực tập:

Thời gian thực tập là 16 tuần, trong đó có 01 tuần chuẩn bị (đăng ký thực tập, phân công hướng dẫn, báo cáo chuyên đề mới…) và 15 tuần thực tập chính. 15 tuần thực tập chính được chia thành 02 giai đoạn: (1) Thực tập tổng hợp (không ít hơn 4 tuần) và (2) Thực tập chuyên đề (không ít hơn 8 tuần); hai giai đoạn có thể liên tục hoặc tách rời nhau;

–           Thực tập tổng hợp: sinh viên phải đến, thực tập theo phân công, hướng dẫn của cơ sở thực tập; kết thúc thực tập tổng hợp, sinh viên phải có nhận xét của cơ sở thực tập (theo mẫu 3), viết “Báo cáo thực tập tổng hợp” và thu thập, tổng hợp tài liệu, dự kiến tên đề tài “Chuyên đề thực tập tốt nghiệp”.

–           Thực tập chuyên đề: theo hướng dẫn của giảng viên, sinh viên hoàn thành đề cương chi tiết đề tài lựa chọn và viết “Chuyên đề thực tập tốt nghiệp”.  

            Quá trình thực tập sinh viên cần thực hiện đầy đủ Kế hoạch và Nhật ký thực tập (theo mẫu 4), nghiêm túc chấp hành quy định của cơ sở thực tập, hướng dẫn của giảng viên, đáp ứng đúng tiến độ và yêu cầu của kế hoạch thực tập.

Căn cứ Điều 4 Quyết định số 4414/QĐ-ĐHLHN:

Điều 4. Báo cáo thực tập tổng hợp và Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1. “Báo cáo thực tập tổng hợp” là kết quả giai đoạn thực tập tổng hợp của sinh viên có nội dung tổng quát về đặc điểm thông tin, tư liệu, hoạt động liên quan đến thực tế hoạt động thực tập và đề tài dự kiến cho “Chuyên đề thực tập tốt nghiệp” gắn với báo cáo này. “Báo cáo thực tập tổng hợp” phải đạt từ 5 điểm trở lên, sinh viên mới được viết “Chuyên đề thực tập tốt nghiệp”.

2. “Chuyên đề thực tập tốt nghiệp” do cá nhân sinh viên thực hiện có đề tài gắn với thực tế thực tập. Quy mô, kết cấu “Chuyên đề thực tập tốt nghiệp” do Trưởng đơn vị đào tạo quy định nhưng phải từ 30 trang trở lên (không kể phụ lục) được trình bày theo quy định (phông chữ Times New Roman cỡ chữ 13, cách dòng 1,3; kiểu gõ (bảng mã Unicode); kích thước lề trên và dưới 25mm; lề trái 35mm; lề phải 25mm).

Từ những căn cứ trên, sinh viên nhận thấy mình đã hoàn thành giai đoạn thực tập tổng hợp tại Văn Phòng. Khi kết thúc thực tập tổng hợp, nhà trường yêu cầu sinh viên cần có nhận xét của cơ sở thực tập để viết Báo cáo thực tập tổng hợp. Cụ thể,  Báo cáo thực tập tổng hợp là “kết quả giai đoạn thực tập tổng hợp của sinh viên có nội dung tổng quát về đặc điểm thông tin, tư liệu, hoạt động liên quan đến thực tế hoạt động thực tập và đề tài dự kiến cho “Chuyên đề thực tập tốt nghiệp” gắn với báo cáo này”.  Do đó, sinh viên làm đơn kính đề nghị Văn phòng xác nhận thời gian thực tập cho sinh viên, đồng thời đưa ra nhận xét, đánh giá khách quan cho quá trình thực tập của sinh viên tại Văn phòng.

Sinh viên cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Sinh viên sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung hồ sơ đề nghị.

Gửi kèm theo đơn này là:

– Bảng điểm;

– Đơn đăng ký thực tập;

– Kế hoạch và Nhật ký thực tập.

Người làm đơn

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191