Chậm trả lương đối với người lao động dưới góc độ lý luận

Chậm trả lương đối với người lao động dưới góc độ lý luận.

Khi ký kết hợp động lao động về mặt nguyên tắc các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả lương đầy đủ, đúng thời hạn ghi trong hợp đồng lao động.

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định 05/2015 hướng dẫn Bộ luật lao động về Nguyên tắc trả lương:

1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. 
2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động theo Nghị định 88/2015 sửa đổi , bổ sung Nghị định 95/2013.

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a)Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b)Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;….”

Do vậy, đối với trường hợp người sử dụng lao động chậm trả lương quá thời gian quy định của pháp luật, người lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động như Tổ chức Công đoàn , thanh tra lao động thuộc Sở lao động thương binh xã hội và các tổ chức khác như Tòa án,…

 

Tham khảo thêm:


TỔNG ĐÀI LUẬT SƯ 1900 0191 - GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN MIỄN PHÍ MỌI LÚC MỌI NƠI
Trong mọi trường hợp do tính cập nhật của văn bản biểu mẫu pháp luật và sự khác nhau của từng tình huống, việc tự áp dụng sẽ dẫn đến hậu quả không mong muốn.
Để được tư vấn hướng dẫn trực tiếp cho tất cả các vướng mắc, đưa ra lời khuyên pháp lý an toàn nhất, quý khách vui lòng liên hệ Luật sư - Tư vấn pháp luật qua điện thoại 24/7 (Miễn phí) số: 1900.0191 để gặp Luật sư, Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191